Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Tham gia các chuyến thực địa - cách học để khơi nguồn sáng tạo của sinh viên Thiết kế đồ họa Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) - Ảnh: HUTECH
Chớ vội hiểu nhầm có gì đó sai sai, bởi nghiên cứu thực địa là một cách để những designer tương lai của Trường đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) bật sáng nguồn cảm hứng và triển khai thành các sản phẩm đồ họa màu sắc, mãn nhãn.
Với ngành Thiết kế đồ họa, vốn cảm hứng sáng tạo là một trong những yếu tố cốt lõi, thì trải nghiệm thực tế là cách để các bạn trẻ tìm kiếm chất liệu cho từng ý tưởng thiết kế.
Theo cách này, ngành Thiết kế đồ họa tại HUTECH thường xuyên tổ chức cho sinh viên tham gia các chuyến đi thực địa ở nhiều địa điểm như bảo tàng, triển lãm nghệ thuật, các không gian văn hóa nghệ thuật truyền thống.
Đơn cử như với học phần Đồ án nghiên cứu vốn cổ dân tộc, sinh viên có chuyến đi đến các không gian văn hóa người Hoa tại TP.HCM như Hội quán Phước An, Hội quán Nhị Phủ, Hội quán Ôn Lăng, Hội quán Nghĩa An, Hội quán Tuệ Thành hay xa hơn là các chùa Khmer tại tỉnh Trà Vinh.
Không đơn thuần là một buổi tham quan, đây là quá trình tiếp cận nguồn tư liệu thiết kế một cách trực quan.
Những họa tiết, hoa văn trang trí thường gặp trong văn hóa tín ngưỡng thờ cúng của người Hoa như Long, Lân, Quy, Phụng, Quan Thánh Đế Quân, kỳ lân, cá chép, hoa sen, bộ tứ bình… trên điện thờ, các phù điêu chạm nổi trên bức hoành phi, bàn thờ, tường nhà, đầu hồi, cột, kèo nếu chỉ tiếp cận nguồn sách vở hay các nền tảng truyền thông là không thể truyền tải hết.
Bản vẽ phác họa các tạo hình hoa văn vốn cổ của sinh viên - Ảnh: HUTECH
Dù đã tồn tại hàng trăm năm, các hoa văn này vẫn giữ được giá trị nghệ thuật vượt thời gian, không chỉ về mặt tạo hình mà còn ở tầng sâu biểu tượng.
Thông thường, người trẻ sẽ nhạy cảm hơn với những trào lưu đương đại, nhưng văn hóa truyền thống vẫn là một nguồn cảm hứng bất tận cho người làm sáng tạo.
Việc quan sát, chụp ảnh, chép lại bằng màu nước hay chấm trame, phân tích tạo hình và ý nghĩa chất liệu truyền thống không chỉ làm giàu vốn hiểu biết văn hóa - mỹ thuật mà còn giúp sinh viên đa dạng hóa cảm hứng để sáng tạo tốt hơn.
Hoàn thành những chuyến đi thực địa cũng là lúc sinh viên Thiết kế đồ họa HUTECH bắt tay vào chuyển hóa nguồn cảm hứng thành các thiết kế cụ thể.
Những chất liệu nghệ thuật tiếp cận từ thực tế, khi được chắt lọc và thể hiện bằng tư duy thiết kế đương đại, sẽ góp phần tạo nên những sản phẩm mang bản sắc riêng - vừa giàu tính thẩm mỹ vừa có giá trị ứng dụng; vừa lưu giữ tinh thần truyền thống, vừa mang màu sắc hiện đại một cách hài hòa.
Những chất liệu truyền thống được sinh viên tái hiện - Ảnh: HUTECH
Lướt qua triển lãm đồ án của sinh viên, người xem không khỏi bất ngờ trước sự sáng tạo và cách vận dụng nhuần nhuyễn các hoa văn truyền thống trong những sản phẩm thiết kế mang tính ứng dụng cao như: phong bao lì xì, áo thun, móc khóa, túi xách, lồng đèn, hộp bánh trung thu, quạt cầm tay, đồ chơi, bao bì, namecard,…
Sản phẩm thiết kế đương đại như bao bì, li nước, bao lì xì, túi xách,..mang hơi thở truyền thống.- Ảnh: HUTECH
Không chỉ bắt mắt về hình ảnh, thu hút về nội dung, mỗi một sản phẩm còn đảm bảo các yếu tố về tỉ lệ, màu sắc, bố cục theo đúng yêu cầu đề bài đặt ra.
Để làm ra các thiết kế chỉn chu như thế, sinh viên đã nghiên cứu đề tài một cách chuyên sâu và thực hiện toàn bộ quy trình thiết kế.
Từ các chất liệu quen thuộc như màu nước, acrylic, bút kim và chì than, các bạn tiến hành phác họa lại các họa tiết theo đề tài, chấm trame, lọc nét, lọc mảng, sử dụng các phần mềm Adobe Illustrator, Adobe Photoshop, Indesign để tinh chỉnh thiết kế và biến hóa theo phong cách cá nhân trong thời gian vỏn vẹn vài tuần.
Một buổi triển lãm các đồ án từ quá trình nghiên cứu vốn cổ dân tộc của sinh viên - Ảnh: HUTECH
Ngành Thiết kế đồ họa tại HUTECH không phải đào tạo theo hướng sử dụng công cụ hay làm ra những sản phẩm thương mại rập khuôn, khô khan. Giá trị cốt lõi làm nền bản sắc của người theo nghề thiết kế là khả năng cân bằng giữa tính thương mại và giá trị thẩm mỹ.
Những chuyến đi thực địa là hoạt động cần thiết để sinh viên khơi nguồn cảm hứng bất tận, cộng hưởng với chuyên môn thiết kế và cho ra lò những sản phẩm đồ họa đáp ứng tốt những yêu cầu của nền công nghiệp sáng tạo và truyền thông, giải trí hiện đại.
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận