Tập nuôi sứa - những "vũ công của đại dương"

avatar TÂM HUỲNH

Thứ sáu, 14/07/2023 17:45 (GMT+7)

Có khi nào bạn nghĩ, những chú sứa đang bơi tung tăng ngoài biển xanh kia lại trở thành “pet cưng” của mình chưa?

Sứa baby, phiên bản thú cưng cực hút

Một ngày theo mẹ đến tiệm cá cảnh, Tú Uyên (lớp 7, trường Vân Đồn, quận 4) há hốc mồm ngạc nhiên khi trước mắt mình là những bé sứa đủ màu sắc bơi lội tung tăng. Trước đó, Uyên luôn nghĩ rằng, sứa chỉ sống được trong môi trường biển cả tự nhiên chứ không thể nào nuôi làm cảnh được. Vì thế, cô bạn xin mẹ được trải nghiệm luôn với "pet" mới này.

Tập nuôi những "vũ công của đại dương" - Ảnh 1.

Tú Uyên cùng những bé sứa được nuôi làm cảnh.

Thời gian đầu khi đưa các bé về nhà mới, Tú Uyên hồi hộp lắm. Tuy là sứa cảnh nhưng chúng vẫn phải được sống trong môi trường nước mặn. Thế nhưng, Uyên nói rằng cũng không quá khó.

Bạn hoàn toàn có thể pha nước bằng cách cho muối biển theo tỉ lệ thích hợp hoặc mua sẵn nước biển với giá 30k/thùng 20 lít. Đồ ăn của sứa cũng giống như những loại cá cảnh thông thường khác là ấu trùng artemia, rất dễ mua ngoài tiệm cá cảnh. Mỗi ngày, Uyên chỉ cần cho chúng ăn từ 1- 2 lần là được.

Trước đây, nhà Uyên từng nuôi chó, mèo nhưng với Uyên, sứa là loài "pet" độc lạ nên bạn cưng lắm. Hơn nữa, sứa baby rất nhỏ, chỉ to hơn đầu ngón tay một chút, chiếm ít không gian nuôi hơn so với chó mèo. Chuẩn "pet" nuôi đạt 3 tiêu chí: sạch sẽ, không tốn thời gian mà rất "cute" nữa chứ!

Tập nuôi những "vũ công của đại dương" - Ảnh 2.

Sứa Nitơ Papua.

Cách chăm sóc sứa cảnh

Uyên kể: "Đợt trước, tớ có việc vắng nhà một tuần. Khi về thì tá hoả khi thấy các bé sứa bị teo tóp lại. Hơn nữa, trên thân còn lủng lỗ. Tớ sợ lắm! Tớ quyết tâm cứu sống và cấp cứu các bé bằng cách vệ sinh hồ sạch sẽ, thay 50% nước mới. Điều kì diệu cũng đã đến, sau năm ngày, các lỗ trên thân sứa không còn nữa. Tuy nhiên, sức khoẻ các bé vẫn còn hơi yếu, không ăn được đồ ăn nhiều. Những ngày tiếp theo đó, các bé hoàn toàn hồi phục, ăn uống bình thường. Lúc ấy, tớ vui lắm".

Tập nuôi những "vũ công của đại dương" - Ảnh 3.

Tú Uyên và dòng sứa Nitơ Papua.

Theo Uyên, người mới chơi nên chọn sứa mặt trăng và mặt trăng đỏ vì khá dễ nuôi. Khi thay nước, chỉ nên thay khoảng 30 phần trăm nước mới, giữ lại một lượng nước cũ, tránh thay mới hoàn toàn để sứa không bị sốc môi trường mà chết đi.

Đặc tính của loài sứa là sống trong môi trường nước có dòng chảy. Vì thế, để bắt đầu chơi sứa, bạn cần phải có một hồ nuôi có thể tạo ra luồng nước và lọc được hệ vi sinh để sứa có thể bơi theo.

Tập nuôi những "vũ công của đại dương" - Ảnh 5.

Chào bạn, tớ là sứa mặt trăng đỏ nè!

Từ ngày nuôi sứa, thay vì xem tivi, điện thoại Tú Uyên dành hết thời gian rảnh để chăm sóc sứa, vệ sinh bể. Vì có thân hình trong suốt như thuỷ tinh nên bạn có thể dễ dàng nhìn chúng săn mồi và tiêu hoá đồ ăn.

Các xúc tu của sứa sẽ làm tê liệt con mồi và đẩy đồ ăn vào khoang tiêu hoá của cơ thể. Uyên cảm thấy rất thú vị khi ngắm nhìn những em "pet cưng" của mình bơi lội vì theo bạn chúng giống như đang múa.

Uyên thường đùa rằng, mình đang xem show trình diễn dưới nước với những vũ công quá ư là chuyên nghiệp. Ôi, trông chúng trông thật đáng yêu làm sao!

Tập nuôi những "vũ công của đại dương" - Ảnh 6.

Dòng sứa ốp la!

Có 7 dòng sứa cảnh được ưa chuộng hiện tại là: sứa mặt trăng, sứa mặt trăng đỏ, sứa ốp la, sứa sao đen, sứa dây, sứa đốm Úc, sứa Nitơ Papua để bạn có thể tha hồ bạn lựa chọn khám phá. Tuỳ theo loài, một con sứa có giá từ 250k – 950k.

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên

    Đáp án: