Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Teen Trường THPT Nguyễn Thái Bình sắm vai MC, tiến sĩ địa lý, khí hậu và du học sinh trong buổi tọa đàm về hiện tượng "đêm trắng" ở Nga - Ảnh: MAI TRÚC
Ngày 25-3, một tiết học đặc biệt đã diễn ra tại Trường THPT Nguyễn Thái Bình (quận Tân Bình, TP.HCM).
Trong tiết học này, những dòng sông băng giá, ngôi làng lạnh nhất thế giới hay hiện tượng đêm trắng ở nước Nga hiện lên sống động qua sự kết hợp thú vị giữa hai môn học: địa lý và ngữ văn.
Với chủ đề liên môn "Bản hòa ca Nga", học sinh hai lớp 11A12 và 11A16 đã bước vào hành trình khám phá một không gian địa lý đậm chất thơ, đan xen những lát cắt văn hóa, nghệ thuật đặc sắc của "xứ sở bạch dương".
Một số mô hình học tập do các bạn học sinh thực hiện - Ảnh: MAI TRÚC
Không khí lớp học bùng nổ ngay từ phút đầu tiên với gameshow "Giải mã Russia".
Học sinh hai lớp được chia thành 16 đội thi, tranh tài bằng 10 câu hỏi trắc nghiệm thử thách kiến thức địa lý, tự nhiên và văn hóa - xã hội nước Nga thông qua nền tảng trực tuyến.
Trong không khí thi đấu căng thẳng, lớp học liên tục vang lên tiếng "ồ" phấn khích khi màn hình hiển thị đáp án đúng, xen lẫn những tiếng thở dài tiếc nuối mỗi lần có đội chọn sai.
Teen chia đội tham gia trả lời câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến - Ảnh: MAI TRÚC
Các câu hỏi xoay quanh kiến thức địa lý, tự nhiên và văn hóa - xã hội nước Nga - Ảnh: MAI TRÚC
Chiến thắng chung cuộc thuộc về đội 8 (lớp 11A16) trong tiếng vỗ tay và hò reo vui sướng từ các thành viên.
4 đội bằng điểm tham gia phần thi phụ, giành quyền trả lời vấn đáp bằng cách phất cờ - Ảnh: MAI TRÚC
Không khí lớp học cực kỳ sôi nổi - Ảnh: MAI TRÚC
Tiếp nối chương trình, lớp 11A16 mang đến tiết mục kịch Oymyakon - Hồn băng. Trong vở kịch, cuộc sống thường nhật của người dân tại Oymyakon - ngôi làng lạnh nhất thế giới - được tái hiện sinh động qua cuộc trò chuyện giữa các du học sinh Nga và bạn bè, do chính học sinh Nguyễn Thái Bình thủ vai.
Những chiếc áo lông dày cộm, lò sưởi, mô hình nhà ở, phương tiện giao thông,… được teen khéo léo dựng lại bằng đạo cụ, kết hợp với diễn xuất tự nhiên và video tư liệu trình chiếu trên màn hình khiến người xem như đang thực sự lạc vào vùng Đông Bắc Siberia băng giá.
Nhóm kịch lớp 11A16 tái hiện cuộc sống của người dân Oymyakon bản địa và khách du lịch - Ảnh: MAI TRÚC
Điểm nhấn thú vị của tiết học là hoạt động khám phá hiện tượng tự nhiên của nước Nga trong vai trò "chuyên gia".
Cụ thể, vở kịch Khi màn đêm biến mất được học sinh lớp 11A12 xây dựng dưới hình thức buổi tọa đàm khoa học, với sự xuất hiện của một "tiến sĩ" địa lý, khí hậu cùng hai "du học sinh" do chính các bạn nhập vai.
Khán giả chăm chú lắng nghe chia sẻ của "chuyên gia" - Ảnh: MAI TRÚC
Bạn Việt Quang (lớp 11A12) đặt câu hỏi cho "tiến sĩ" - Ảnh: MAI TRÚC
Chủ đề trò chuyện xoay quanh hiện tượng đêm trắng (hay còn gọi là bạch dạ) - thời điểm mùa hè, khi hoàng hôn kéo dài tận nửa đêm và mặt trời dường như không bao giờ tắt.
Không chỉ trên sân khấu, học sinh bên dưới cũng nghiêm túc tham gia tương tác: các bạn lắng nghe, ghi chú và đặt câu hỏi cho các "chuyên gia", từ đó cùng nhau phân tích nguyên nhân và những ảnh hưởng của hiện tượng độc đáo này đối với đời sống, văn hóa nước Nga.
Với những hoạt động đa dạng xuyên suốt buổi học, "Bản hòa ca Nga" không chỉ giúp học sinh mở rộng kiến thức mà còn khơi dậy cảm hứng học tập mạnh mẽ.
Hai bạn Gia Hân (bên trái) và Ngọc Khanh trình diễn ca khúc Đôi bờ bằng song ngữ Việt - Nga - Ảnh: MAI TRÚC
Xem video, thảo luận sôi nổi ở gameshow kiến thức "Khám phá xứ xở bạch dương" - Ảnh: MAI TRÚC
Vỹ Phú (lớp 11A16) chia sẻ: "Mình nhận ra rằng kiến thức của các môn học không hề tách biệt mà hoàn toàn có thể liên kết, bổ trợ lẫn nhau. Tiết học khiến mình cực kỳ hào hứng, cách tiếp cận mới mẻ này giúp bài học trở nên thú vị và sống động hơn rất nhiều".
Cùng quan điểm với Phú, bạn Khánh Hân ("diễn viên" trong vở kịch Oymyakon - Hồn băng) cho biết việc học thuộc và trình bày nội dung bài học dưới dạng lời thoại - như cuộc trò chuyện bình thường - giúp bạn tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, không gây cảm giác gò bó như học thuộc lý thuyết thông thường.
Cô Tống Thị Thiều Hương (tổ trưởng tổ ngữ văn Trường THPT Nguyễn Thái Bình) cho biết, mục tiêu của hoạt động dạy học liên môn là để tạo hứng thú học tập cho học sinh, đồng thời giúp các bạn nhận ra rằng kiến thức mình học mỗi ngày không hề khô khan, tách biệt mà có thể liên kết, hỗ trợ lẫn nhau và vận dụng vào thực tiễn.
Cô Tống Thị Thiều Hương (bìa trái) và cô Hà Thị Thuần (tổ trưởng tổ địa lý Trường THPT Nguyễn Thái Bình) trao quà cho đại diện 3 nhóm điểm cao nhất sau 2 phần thi kiến thức - Ảnh: MAI TRÚC
Cô nhận xét học sinh tham gia tiết học với tinh thần hăng hái, tích cực, sẵn sàng đặt câu hỏi và chủ động trong việc tiếp nhận.
"Hai môn học tưởng chừng không liên quan vẫn có thể phối hợp, tạo thành một dòng chảy tri thức liền mạch. Vì vậy, hãy học tập bằng một cái đầu ham khám phá và một trái tim thật sự say mê", cô Hương nhắn nhủ với học sinh.
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánSở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM ban hành bộ tiêu chí Trường học hạnh phúc với 3 nhóm tiêu chuẩn về con người; dạy học và hoạt động giáo dục; môi trường.
Trong đó, nhóm tiêu chuẩn về con người gồm 6 tiêu chí; nhóm tiêu chuẩn về dạy học và hoạt động giáo dục có 8 tiêu chí và nhóm tiêu chuẩn về môi trường có 4 tiêu chí.
Vui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận