Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
H (lớp 8, TP.HCM) vừa bước vào nhà, mẹ nhẹ nhàng hỏi "Hôm nay con học sao rồi?". Bạn chớp chớp mắt đáp "Cũng bình thường thôi ạ!". Tự dưng mẹ hỏi lại "Có thật vậy không con?" làm H giật bắn người. Chuyện điểm thấp mới xảy ra, không lẽ mẹ đã biết rồi sao?
Mới hôm nay, cô dạy Khoa học tự nhiên và cũng là giáo viên chủ nhiệm cho cả lớp H kiểm tra. Kết quả hơn phân nửa lớp H dưới điểm trung bình. Trong đó, H là 1 trong 7 bạn bị 0 điểm. H định giấu chuyện này nhưng đâu ngờ mẹ bạn và các phụ huynh khác đã nắm rõ tình hình.
Ngay sau khi kiểm tra, cô gửi bảng điểm vào group phụ huynh, có hẳn điểm số của từng bạn. Cô cho biết những công thức này đã học, cô chỉ dò lại thôi. Ngoài ra, tuần trước cô dặn có bài kiểm tra mà các bạn chủ quan không ôn tập.
Nói về kết quả, H phân trần, lúc kiểm tra, cô nói chép đề hay không cũng được. Lúc H lọ mọ vừa chép đề xong thì hết giờ. Vì vậy, bạn chưa kịp làm bài.
Trong khi đó, bạn G (lớp 6, TP.HCM) cũng chới với vì những con điểm 5, 6 của môn Toán, Văn. Lúc học cấp 1, ít khi nào bạn bị điểm trung bình thế này. Riêng với Khoa học tự nhiên, bạn bỡ ngỡ vì kiến thức mới và lạ lẫm.
Lúc giáo viên báo điểm kiểm tra không như ý, G xem lại thấy mình sai những chỗ tủn mủn không đáng. Chưa kể, mẹ G còn bóc phốt thêm con trai ở nhà mê chơi game, học hành chưa tập trung, mẹ nhắc học cứ ậm ừ cho qua. Vì vậy, chuyện điểm thấp sao mà tránh khỏi.
Trở lại điểm 0 của H, đây là kết quả tệ nhất của bạn suốt những năm đi học đến giờ. Bạn khủng hoảng, lo lắng trầm trọng. Vì vậy, bạn giấu gia đình chuyện này. Nhưng không ngờ, mẹ đã biết.
H nghĩ mẹ sẽ quát mắng nhưng không, mẹ H chỉ nhắc bạn có chuyện gì nên chia sẻ, cả nhà tìm cách tháo gỡ. Rồi mẹ nói ngày mai cô sẽ cho gỡ điểm lại, H nhớ cố gắng ôn luyện. Cách giải quyết tinh tế của mẹ làm H đỡ cảm thấy áp lực điểm số.
Với trường hợp của G, mẹ âm thầm cùng bạn vượt qua những khó khăn của năm đầu cấp. Có hôm, mẹ kiên nhẫn ngồi giảng lại bài cho G đến nửa đêm. Mẹ còn hướng dẫn bạn cách học như thuật ngữ khoa học nào khó hiểu thì tra cứu trên mạng, nhớ các từ khóa khi học bài…
Bạn nào cũng muốn mình đạt được kết quả cao. Ngoài năng lực có hạn, điểm thấp còn do nhiều nguyên nhân khác như: chưa hiểu bài, đọc đề chưa kỹ, cẩu thả trong tính toán…
Quan trọng bạn phải xác định được lý do để tìm cách khắc phục. Nếu thấy mình đang bị mất căn bản, chới với không biết cách học…, bạn mạnh dạn chia sẻ ngay với thầy cô, ba mẹ để được giúp đỡ.
Đầu tháng 11, nhiều trường đã bắt đầu thi giữa học kỳ 1. Bạn cần tăng tốc chạy đua kiến thức, bù đắp những lỗ hỏng để thi có kết quả cao hơn nhé! Đừng vì một vài điểm thấp mà buông bỏ luôn thì nguy to. Cố lên bạn ơi!
Ai cũng có lúc bị điểm thấp chứ không riêng gì bạn. Quan trọng là bạn có cố gắng lội ngược dòng hay không thôi.
Đây là những kinh nghiệm để các bạn không mắc phải điểm thấp:
- Lúc thầy cô giảng bài, không hiểu thì phải hỏi cho tường tận: nếu ngại hỏi thầy cô thì lên mạng học online, vào các group học tập tham khảo hoặc nhờ bạn bè, ba mẹ kèm cặp. Chứ bạn cứ im im, dồn ứ nhiều kiến thức không hiểu, mất căn bản càng mệt đó.
- Lúc làm kiểm tra phải đọc kỹ đề khi làm bài: khi làm bài xong, bạn cẩn thận kiểm tra lại lần nữa. Bị trừ lắt nhắt nhiều lỗi nhỏ như sai chính tả, ghi sai phương hướng, câu cú chưa đúng ngữ pháp, viết chữ số cẩu thả…, cộng lại sẽ bị trừ điểm to đấy!
- Lỡ làm kiểm tra điểm thấp thì sao? Một số thầy cô sẽ cho học sinh gỡ điểm bằng cách thường xuyên phát biểu xây dựng bài học, làm bài tập đầy đủ… Các bạn tranh thủ nha!
Ngoài ra, bạn xem mình đã làm sai chỗ nào mà khắc phục cho những bài kiểm tra sau làm tốt hơn, kéo điểm lại nè!
Liên tục học giỏi nhất khối trong nhiều năm nhưng bạn Đoàn Phúc Duyên (lớp 9 Trường THCS Nguyễn Gia Thiều, quận Tân Bình) cũng từng suy sụp vì kết quả học tập.
Vào học kỳ 1 năm lớp 6, Duyên là học sinh giỏi nhất khối. Sang đến học kỳ 2, bạn rơi vào khủng hoảng khi điểm kiểm tra cuối kỳ của môn Giáo dục công dân chỉ 5,5.
Chính con điểm này đã kéo điểm trung bình cả năm xuống, khiến bạn vuột tay học sinh giỏi nhất khối. Khỏi phải nói lúc đó bạn thất vọng, hụt hẫng đến nhường nào.
Bạn thủ thỉ, lúc đó ba mẹ không trách mắng mà còn động viên bạn rất nhiều. Ba nói điều quan trọng là bạn xem đã làm sai ở chỗ nào thì rút kinh nghiệm cho lần sau làm tốt hơn.
Sau khi bình tĩnh, bạn nhận ra mình đã không đọc kỹ đề, phân tích sai nên điểm thấp. Tuy nhiên vì con điểm này, những giờ học Giáo dục công dân đối với bạn thật căng thẳng. Song, bạn thấy mình cần phải tập trung học.
Khi kiểm tra, bạn cẩn thận đọc đề, làm xong xem lại kĩ rồi mới nộp bài. Từ từ, những con 9, 10 xuất hiện, phá tan áp lực dồn nén bấy lâu. Cuối năm lớp 7, lớp 8, điểm trung bình Giáo dục công dân của bạn luôn trên 9,0. Chưa hết, bạn tiếp tục là học sinh giỏi nhất khối 7, 8.
Nhận được lỗi sai, kiên trì cố gắng là những từ khóa để bạn có thể lội ngược dòng như Duyên.
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận