Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Mỗi lần thầy cô phát bài kiểm tra, bạn C. (lớp 8/7 Trường THCS B.) lại lo lắng. Khi nào mà điểm của bạn thấp, một vài bạn trong lớp tỏ rõ thái độ không tôn trọng C. Đến khi C. đạt điểm cao, các bạn ghen tỵ và đặt ra nhiều nghi vấn về độ trung thực của bài thi.
Những lúc như thế, C. buồn và thất vọng về các bạn ấy nhưng không biết làm gì hơn ngoài việc nhắc nhở các bạn không nên tỏ thái độ như vậy.
Còn bạn N. (lớp 9/4 Trường THCS L.) từng chứng kiến hai bạn trong lớp giận nhau vì điểm số chênh lệch. Vì hai bạn ấy chơi thân nên thường học chung, ôn bài chung nhưng đến khi phát bài kiểm tra thì một bạn cao điểm hơn. Thế là bạn còn lại trách bạn ấy không chỉ bài giúp cho mình.
Bản thân N. cũng tự đặt ra cho mình áp lực vô hình về điểm số. Kể từ lớp 6, bạn thường xuyên đạt hạng nhất trong lớp và còn lọt vào top điểm số cao trong khối. Chính vì vậy, N. tâm sự với bạn điểm số nhiều khi còn quan trọng hơn cả bữa ăn và giấc ngủ của bản thân.
Bạn luôn cố gắng học thật tốt để bảng điểm đẹp hơn. N. chia sẻ: “Mình cảm thấy như bị ám ảnh với điểm số. Những lúc điểm kiểm tra không như ý là mình khóc và suy sụp rất nhiều. Những lúc đó mình phải tìm cách vực dậy tinh thần nếu không sẽ càng thụt lùi so với các bạn trong lớp. Vì xung quanh mình các bạn ai cũng giỏi nên mình càng áp lực hơn”.
Một lần khác, vì rớt xuống hạng 5 mà N. cảm thấy buồn đến mức không muốn nói chuyện với ai. Sau đó, N. trò chuyện cùng mẹ và những người bạn thân thiết để xin lời khuyên giúp bản thân đỡ buồn hơn. Bạn cũng tham gia các hoạt động giải trí như xem phim, đi nhà sách, đi công viên... để bản thân không suy nghĩ nhiều về điểm số.
Theo thầy Chou Kiệt Hoàng (giáo viên lớp 7 và 8 một trường THCS ở quận 10), điểm số là một kênh thông tin quan trọng đối với học sinh trong việc tự đánh giá về khả năng học tập, rèn luyện của mình.
Vì là lứa tuổi đang tập đưa ra những suy nghĩ, nhận xét của bản thân nên học sinh sẽ có xu hướng thực hành những đánh giá với đối tượng gần gũi nhất - chính là bạn bè cùng lớp. Mặt khác, nhiều phụ huynh hiện nay có xu hướng so sánh, đối chiếu trong việc nuôi dạy con cái. Từ đó, con em cũng hình thành một phảnxạ rằng mình cần được đối sánh kết quả học tập với bạn học khác.
“Qua những trải nghiệm dạy học của bản thân, thầy nhận thấy học sinh thường có một số cảm xúc sau. Các bạn sẽ an tâm hơn khi thấy bạn thua mình và ngược lại, các bạn thường bàn luận về một trường hợp tiêu biểu của lớp, có thể là ngưỡng mộ nhưng cũng có khi là xem thường”, thầy Hoàng cho biết.
Tất cả những trải nghiệm này đều là thực tế diễn ra ở môi trường học đường. Với những biểu hiện tích cực, thể hiện ý nghĩa tình bạn trong sáng, vô vụ lợi, cùng nhau tiến bộ... đều được giáo viên khuyến khích.
Với những biểu hiện tiêu cực, gây ảnh hưởng tâm lý học sinh, chắc chắn sẽ có những phân tích và hướng xử lý từ giáo viên. Với những bạn buồn, khóc vì điểm thấp, thầy Hoàng thường động viên các bạn và đưa ra các phương án cải thiện như lập kế hoạch học tập mới.
Thầy cũng thường khen ngợi học sinh kể cả khi kết quả của bạn chưa thật sự cao để tạo sự khích lệ, động viên học sinh này.
Việc thi đua điểm số trong lớp là một cách để tạo động lực phấn đấu cho học sinh. Từ những so sánh này, các bạn sẽ nhận thấy được ưu, khuyết điểm của bản thân. Để rồi từ đó học hỏi và trau dồi thêm kiến thức còn thiếu.
Tuy nhiên, nếu sự cạnh tranh này phát triển theo hướng tiêu cực thì dễ xảy ra xích mích, hiểu lầm giữa các thành viên trong lớp. Nhiều bạn cũng sẽ có xu hướng thu mình, tự ti khi điểm số không như ý.
Khi nhận thấy bản thân mệt mỏi và căng thẳng vì điểm số, teen nên tìm đến thầy cô, gia đình và bạn bè để trút bầu tâm sự. Việc thẳng thắn trao đổi về suy nghĩ của bản thân cũng giúp bạn rũ bỏ phần nào áp lực đang mang trên vai.
Nếu trong trường hợp bạn đã nỗ lực nhiều nhưng điểm số không có nhiều thay đổi, hãy thử tạo cho mình kế hoạch học tập mới. Bạn cần xác định nội dung trọng tâm cần học và lên lịchhọc cụ thể cho từng nội dung này. Đừng nên đặt mục tiêu lớn lao mà chia nhỏ các mục tiêu theo tuần, theo tháng.
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận