Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Được nghỉ học, Quốc (lớp 9, TP.Mỹ Tho) nài nỉ mẹ cho tiền đi xem phim. Tuy nhiên, e ngại một số phim có quy định tuổi xem, một người bạn của mẹ hỏi: Lỡ người soát vé thấy con còn nhỏ, không cho vào thì sao?
Quốc trả lời: lúc nào con cũng đem căn cước công dân. Cô ấy liền nhắc coi chừng con làm mất giấy tờ, Quốc đáp tỉnh bơ: có mất thì đã sao, có gì đâu mà lo.
Suy nghĩ đơn giản của Quốc khiến mẹ khó chịu. Căn cước công dân là giấy tờ quan trọng của mỗi cá nhân. Nếu giấy tờ này rơi vào tay kẻ xấu sẽ bị lợi dụng.
Chẳng hạn, kẻ xấu có thể mang giấy tờ của Quốc đi vay tiền, bỏ nó lại trong một vụ án mạng nào đó… Có phải khi ấy, phiền phức sẽ đến với Quốc. Nghe đến đây, Quốc xanh mặt.
Trong khi đó, câu chuyện của Minh (lớp 9, quận Tân Bình) lại khác. Minh tự giác, chủ động học hành. Điểm số trung bình các môn học của bạn thường trên 9.0. Bạn cũng ngoan ngoãn, biết chia sẻ việc nhà và quan tâm đến gia đình. Điều đó khiến ba mẹ bạn tự hào.
Bỗng dưng mới đây, cô chủ nhiệm của bạn gọi điện. Nghe cô thông báo xong, mẹ đứng hình.
Tại lần thi nói môn tiếng Anh học kỳ 2, Minh không chịu mở miệng nói câu nào. Kết quả môn nghe là 0 điểm.
Minh học trường quốc tế, tiếp xúc tiếng Anh từ nhỏ. Bạn cũng học khá tốt môn này. Bình thường, Minh ngại giao tiếp. Hôm thi, bạn cứ giữ thói quen đó. Vì vậy, lúc giáo viên hỏi, bạn im lặng.
Cũng may, điểm số bình thường của bạn khá tốt. Cho nên lúc chia trung bình môn trên 3.5 điểm.
Nếu đặt trường hợp điểm bình thường của Minh thấp, thêm một điểm 0 sẽ thế nào? Rất có thể Minh đã ở lại lớp.
“Con nhớ học bài, đừng cầm điện thoại nữa”, nghe mẹ nhắc nhở, Hồng (lớp 9, quận 3) bình thản: “Con biết rồi, mẹ an tâm”. Chữ “an tâm” của Hồng làm tâm của mẹ không có an chút nào.
Với một số môn tự nhiên, bạn thường có điểm dưới trung bình. Môn Toán bạn than khó, mất căn bản. Mẹ tìm thầy cô kèm cặp. Tuy vậy, bạn vẫn từ từ tà tà.
Khi giáo viên Công nghệ cho bài tập nhóm, đến ngày báo điểm, mẹ tá hỏa vì bạn 0 điểm. Hỏi ra, bạn không làm bài. Chưa kể, 2 bạn cùng nhóm cũng chủ quan có bạn làm nên cũng không làm. 0 điểm cả 3 chứ chẳng phải mình Hồng.
Mẹ Hồng than con cái lơ đễnh việc học hành thế này hỏi sao ba mẹ không bực. Đã vậy, đây là năm cuối cấp nữa chứ.
Thi học kỳ 2 vừa rồi, bạn có môn chỉ đạt 2.5 điểm. Còn 3 môn tuyển sinh đạt thấp điểm hơn nhiều so với nguyện vọng đã đặt ra. Vì vậy, giờ cuối, bạn phải thay đổi nguyện vọng sang các trường khác.
Có hình ảnh của bạn trong các câu chuyện này không? Mà nè, suy nghĩ đơn giản như đang giỡn kiểu này coi chừng có ngày sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, trước khi làm gì, bạn cũng nên cân nhắc cẩn thận vẫn hơn.
Nếu chỗ nào chưa rõ, bạn có thể hỏi ba mẹ để được chia sẻ, giải đáp. Ba mẹ luôn muốn những điều tốt nhất cho con cái. Hãy để ba mẹ đồng hành cùng bạn.
Trong một buổi trò chuyện online giữa các chuyên gia tư vấn tâm lý, xã hội và ba mẹ, vài phụ huynh đã đặt ra tình huống: Có nên xem lén tin nhắn điện thoại của con và trên mạng xã hội? Bởi lẽ, con cái ít chia sẻ, tâm sự với ba mẹ. Trong khi đó, ba mẹ không hiểu con đang nghĩ gì, chơi với ai, có đang gặp trúc trắc…
Sau khi lắng nghe ý kiến, đây là một số gợi ý của các chuyên gia dành cho phụ huynh:
• Ba mẹ nên tôn trọng quyền riêng tư và hãy tin tưởng ở các con.
• Khi các con chia sẻ điều gì đó, sự cáu gắt, la mắng và phán xét của ba mẹ có thể đẩy các con đi xa gia đình.
• Thay vào đó, ba mẹ cần bình tĩnh lắng nghe con. Ngoài ra, ba mẹ cũng nên gợi mở để con được nói lên cảm xúc, suy nghĩ, quan điểm của mình bằng những câu hỏi như:
Vì sao con lại suy nghĩ như thế? Con có giải pháp nào cho chuyện này? Con muốn ba mẹ giúp gì?...
Ba mẹ đồng hành, chia sẻ tâm tư cùng con sẽ khiến con cái cảm thấy gần gũi và tin tưởng, chủ động chuyện trò với ba mẹ nhiều hơn.
“Con chị học sao rồi? Con em ở nhà toàn chơi không, chán chả buồn nói”
“Có lần đi thi học kỳ 2, con em còn quên luôn ba lô ở nhà. Đểnh đoảng vậy đó chị!”
“Con nhà em làm biếng lắm! Ngủ dậy không xếp mền, mặc một bộ đồ hoài không chịu thay…”
Mỗi lần nghe mẹ nói chuyện với phụ huynh khác là mình lại sợ. Lý do có bao nhiêu tật xấu của mình mẹ đem kể hết làm mình ngại. Sao mẹ không giữ thể diện cho mình nhỉ?
Khi mình chia sẻ tâm tư với mẹ, mẹ lại cười mấy chuyện đó bình thường, có gì đâu phải giấu. Lúc ấy, mình thẳng thắn và nghiêm túc nói: với mẹ không có gì nhưng với con, chuyện đó không nhỏ.
Thật bất ngờ khi mẹ mỉm cười: “Con có nói, mẹ mới hiểu con đang nghĩ gì”. Mạnh dạn bày tỏ ý kiến để ba mẹ hiểu bạn hơn nhé! Chứ nếu có ấm ức, bực bội
trong lòng cứ im im, cả nhà đâu biết bạn bị làm sao mà “chữa lành”.
(Một bạn nam 13 tuổi, TP.HCM)
* Để bảo vệ thông tin riêng tư, tác giả xin phép được thay đổi tên nhân vật.
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận