Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng hạ lưu của sông Mê Kông. Hàng trăm năm qua, người dân tại đây vốn có “hệ miễn dịch cao” với hiện tượng xâm nhập mặn. Đó là nhờ lượng nước ngọt từ thượng nguồn trong các hồ lớn chảy từ từ về đồng bằng vào mùa khô, nước mặn từ ngoài biển vào “xâm lăng” đã bị quét sạch dù không có bất cứ hạt mưa nào.
Vậy mà mấy năm trở lại đây, miền Tây phải oằn mình trong “trận chiến” đối phó với hạn mặn. Do biến đổi khí hậu khiến nước biển dâng cao, làm xâm nhập mặn sâu hơn, nhiệt độ cao và kéo dài, lượng mưa ít; gặp tình trạng gia tăng xây dựng các hồ chứa ở thượng lưu sông Mê Kông, ngăn dòng chảy dồi dào dưỡng chất về hạ lưu đã khiến hạn mặn giành ưu thế trong trận địa này.
Năm 2024, tình trạng thiếu hụt nước sạch còn khiến gần 74.000 hộ dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thiếu nước sinh hoạt, phải uống nguồn nước không hợp vệ sinh. Bà con làm nông chịu thiệt hại nặng nề, thậm chí mất trắng vì thiếu nước sản xuất nông nghiệp.
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, tình trạng thiếu nước sinh hoạt cục bộ ở miền Tây sẽ tiếp tục diễn ra từ nay đến ít nhất giữa tháng 5-2024.
Năm 2023-2024, nắng nóng đến sớm hơn so với trung bình nhiều năm. Hơn thế, trong tháng 4-2024, hạn mặn còn xâm nhập khá sâu vào sông, kênh và rạch trong khu vực TP.HCM.
May mắn thay, tác động vẫn ít nghiêm trọng hơn nhờ có sự điều tiết (xả nước đẩy mặn) của các công trình ở thượng nguồn như hồ Dầu Tiếng trên sông Sài Gòn, hồ Trị An trên sông Đồng Nai.
Tuy nhiên, không thể chủ quan được vì ảnh hưởng của biến đổi khí hậu gây ra nước biển dâng, mùa mưa đến trễ và kết thúc sớm, nhiệt độ cao và kéo dài, lún sụt đất. Việc gia tăng dân số khiến nhu cầu về nguồn nước tăng lên, dễ xảy ra khai thác quá mức nguồn nước ngầm.
Càng ngày khí hậu càng chuyển biến phức tạp. Nếu chúng mình không có thái độ nghiêm túc nhìn nhận và bắt đầu bảo vệ và tiết kiệm nguồn nước ngay từ hôm nay, chẳng mấy chốc nguồn nước sẽ cạn kiệt, đời sống của không chỉ người miền Tây mà còn là bản thân và thế hệ tương lai sẽ bị ảnh hưởng.
Thiếu nước sạch không chỉ ảnh hưởng đến thể chất mà còn có thể tác động xấu đến sức khỏe tinh thần của chúng ta đó!
Đối với U15 thích “hướng nội”, làm việc một mình:
* Nếu teen thường xuyên phụ bố mẹ làm việc nhà, hãy tận dụng nguồn nước đã sử dụng như dùng nước giặt quần áo để lau sàn, nước vo gạo hoặc rửa rau để tưới cây.
* Nhắc ba mẹ khi thấy ống nước bị rò rỉ.
* Nút nhấn ở bồn cầu có 2 mức nước xả (3 lít và 5 lít). Nhấn đúng nút trong mỗi “trường hợp” sẽ giúp tiết kiệm một lượng nước đáng kể.
Nên vẽ tranh tuyên truyền, chỉ dẫn bảo vệ nguồn nước và cắm biển, treo tường ở trường học.
Đối với U15 thích “hướng ngoại”, đam mê kết nối nhiều người:
* Tích cực tuyên truyền, vận động bạn bè, người thân và cộng đồng không thải chất thải, rác thải trong quá trình sinh hoạt và sản xuất ra hệ thống kênh rạch.
* Trở thành tình nguyện viên cho những buổi dọn dẹp, phát quang bờ sông, thu gom rác thải, vớt lục bình trên sông, kênh, rạch.
* Trồng cây xanh, hoa bên bờ sông, kênh, cải tạo cảnh quan hệ sinh thái ao hồ và các nguồn nước.
* Tận dụng mạng xã hội để thúc đẩy hành động tiết kiệm nước, lan tỏa ý thức bảo vệ nguồn nước trong cộng đồng.
Việc tiết kiệm nước đôi khi sẽ đòi hỏi rất nhiều sự kiên nhẫn và kiên trì. Nhưng mỗi hành động nhỏ của U15 sẽ góp phần bảo vệ nguồn nước quý giá và tương lai của hành tinh chúng ta.
Bạn có cách tiết kiệm nước sạch nào không? Chúng mình cùng chia sẻ với nhau nhé!
Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29-4-2024 đến ngày 6-5-2024. Với chủ đề Đảm bảo cấp nước sạch an toàn thích ứng với biến đổi khí hậu, tuần lễ bao gồm rất nhiều thông điệp mà U15 chúng mình có thể hưởng ứng như: Sử dụng nước tiết kiệm - hiệu quả là bạn đã chia sẻ cơ hội cho mọi người; Rửa tay bằng xà phòng - hành động đúng - sức khỏe thật; Thu gom, xử lý chất thải, rác thải, vì xóm làng Xanh - Sạch - Đẹp; Nước sạch và vệ sinh là sức khỏe cộng đồng và sự phát triển của trẻ em; Chủ động cấp, trữ nước an toàn, giải pháp hiệu quả ứng phó nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn…
Đây là cơ hội để teen nâng cao ý thức bảo vệ nguồn nước, đồng lòng tiết kiệm nước sạch trước tình hình biến đổi khí hậu kéo dài như hiện nay.
NHẬT HÀ Với sự tư vấn của TS. Nguyễn Thị Phương Thảo (Phó trưởng khoa phụ trách Khoa Tài nguyên nước, Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường TP.HCM)
Bài viết có tham khảo thông tin của Cục Thủy lợi, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, Đài Khí tượng thủy văn Nam bộ.
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận