Trắc nghiệm: Chùa Cầu ở đâu?

Thứ năm, 01/08/2024 08:02 (GMT+7)

Trước khi chiêm ngưỡng diện mạo chính thức sau trùng tu của Chùa Cầu, cùng Mực Tím tìm hiểu thêm về Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia này nhé!

Trắc nghiệm: Chùa Cầu ở đâu?- Ảnh 1.

Hình ảnh Chùa Cầu sau khi chỉnh sửa màu sắc ở phần thành cầu vào ngày 31-7 - Ảnh: B.D

Thông tin trùng tu Chùa Cầu nhận được sự quan tâm lớn từ người dân đến giới chuyên gia. Chùa Cầu được biết đến như biểu tượng của phố cổ Hội An (Quảng Nam). 

Nằm tiếp giáp giữa đường Trần Phú và đường Nguyễn Thị Minh Khai, Chùa Cầu ban đầu là cây cầu bắc ngang con lạch thông với sông Hoài (một nhánh sông Thu Bồn). Đến năm 1653, người ta dựng thêm phần chùa nối liền với lan can phía Bắc nhô ra giữa cầu.

Chùa Cầu gắn liền với câu chuyện về Namazu - một thủy quái trong truyền thuyết Nhật Bản. Tương truyền rằng con quái vật có đầu ở Ấn Độ, thân ở Việt Nam còn đuôi ở Nhật Bản. 

Vì thế, Chùa Cầu được xây dựng như một thanh kiếm trấn yểm con quái vật, giúp người dân của ba quốc gia được tránh được lũ lụt, động đất.

Chùa Cầu có nguyên liệu chủ đạo là gỗ, được trạm trổ nhiều họa tiết tinh xảo. Phần móng làm bằng gạch đá, mái chùa lợp ngói âm dương. 2 đầu cầu có tượng thú bằng gỗ đứng chầu: 1 đầu là tượng khỉ, 1 đầu là tượng chó.

Đến ngày 17-12-1990, Chùa Cầu được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia. 

Theo Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An, từ khi được xây dựng đến nay Chùa Cầu đã được tu bổ ít nhất 8 lần vào các năm 1763, 1817, 1875, 1915, 1962, 1986, 1996, 2022.

Cuối năm 2022, dự án đại trùng tu Chùa Cầu được triển khai với tổng kinh phí hơn 20 tỉ đồng.

Dự kiến ngày 3-8, Chùa Cầu sẽ được khánh thành sau 19 tháng trùng tu.

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên

    Đáp án: