Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Theo chia sẻ từ thầy Lương Văn Định (hiệu trưởng Trường THPT Thạnh Lộc), năm học trước thầy đã mời chuyên gia để chia sẻ về cách sử dụng điện thoại đúng, hiệu quả. Tuy vậy, những biểu hiện tiêu cực từ việc sử dụng điện thoại ở trường vẫn tồn tại.
Đặc biệt, khi quan sát học sinh trong giờ ra chơi, thầy Định thấy nhiều bạn chỉ "cắm mặt" vào điện thoại mà không vận động, không giao tiếp, kết nối với nhau, nên thầy đã cân nhắc đến việc cấm sử dụng điện thoại trong trường.
Thế nhưng, không phải nói cấm là cấm ngay, thầy Định đã có một quá trình gồm nhiều bước trước khi đưa ra quyết định cấm học sinh sử dụng điện thoại trong trường.
Đầu tiên, thầy trò chuyện với học sinh trong các buổi sinh hoạt chung. Tiếp đó, nhà trường đã họp hội đồng sư phạm thống nhất ý kiến từ tập thể giáo viên và trao đổi với phụ huynh.
Theo quy định, học sinh sẽ được phép mang điện thoại đến trường nhưng tuyệt đối không sử dụng trong thời gian học tập.
Cụ thể, giờ học buổi sáng từ 6h50 - đến 10h50 và giờ học buổi chiều từ 13h đến 16h50, học sinh không được sử dụng điện thoại, kể cả giờ ra chơi.
Trong giờ nghỉ trưa, học sinh bán trú có thể sử dụng điện thoại.
Nếu bắt gặp trường hợp học sinh cố tình sử dụng điện thoại trong thời gian quy định, nhà trường sẽ tạm thu giữ điện thoại đến cuối giờ.
Bên cạnh đó, mỗi học sinh đều có bản điểm xếp loại rèn luyện, mỗi lần vi phạm đều bị trừ điểm. Nếu vi phạm nhiều lần, nhà trường mời phụ huynh đến làm việc, thầy Định nói thêm.
"Nói chung học sinh chấp hành nghiêm túc" - thầy cho hay.
Thầy Định cho biết khi đến giờ ra chơi, thầy cô quản sinh sẽ cho toàn bộ học sinh xuống sân, đồng thời toàn bộ giáo viên sẽ phối hợp quan sát, tránh tình trạng các em sử dụng điện thoại.
"Tách điện thoại ra, các em mới vận động, giao tiếp với nhau. Có nhóm chơi cầu lông, bóng bàn hoặc xuống thư viện. Đây là những tín hiệu tốt" - thầy Lương Văn Định - hiệu trưởng Trường THPT Thạnh Lộc chia sẻ.
Trong sân trường THPT Thạnh Lộc, nhà trường bố trí 2 sân bóng rổ, 3 đến 4 lưới cầu lông, bóng chuyền cùng với những hàng ghế đá để học sinh có thể xuống vui chơi, trò chuyện.
Có bạn còn tranh thủ giờ ra chơi để học bài nhóm, làm bài tập. Sân trường không điện thoại rộn ràng tiếng học sinh nói cười và trao đổi bài vở với nhau.
Các bạn học nhóm, ôn bài trong giờ ra chơi - Ảnh: HÀ LINH
Thầy Định cho biết sắp tới trường sẽ tổ chức thêm nhiều hoạt động như hội thao, trò chơi để các em tham gia.
Nội quy cấm sử dụng điện thoại không ảnh hưởng đến việc chuẩn bị bài học của học sinh. Bởi chuyện chuẩn bị bài học phụ thuộc vào việc thiết kế bài giảng, công tác chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ của giáo viên, thầy Định cho biết.
Bên cạnh đó, thầy không cấm dùng điện thoại hoàn toàn mà chỉ trong thời gian đến trường, nên việc tiếp cận thông tin của học sinh sẽ không bị ảnh hưởng.
Thứ 7 tuần này, nhà trường sẽ trang bị 10 máy tính kết nối mạng ở thư viện, học sinh có nhu cầu truy cập thông tin sẽ có thể dễ dàng sử dụng, thầy Định chia sẻ thêm.
Khi áp dụng nội quy này, giáo viên bộ môn của trường rất ủng hộ vì hạn chế được tiêu cực trong kiểm tra, thi cử và tình trạng học sinh nhắn tin, làm việc riêng trong giờ học.
"Việc không sử dụng điện thoại giúp em tập trung học và gắn kết với bạn bè hơn. Trường cũng có nhiều câu lạc bộ để em tham gia. Nhưng em cũng cảm thấy hơi thiếu vì không có điện thoại để quay, chụp, lưu giữ những khoảnh khắc ở trường để làm kỉ niệm" - bạn Xuân Tâm, lớp 10A8 chia sẻ.
Bạn Võ Thành Danh lớp 12A13 mang theo vợt để chơi cầu lông trong giờ ra chơi. Đồng thời Danh cũng là thành viên trong câu lạc bộ bóng bàn và cầu lông.
Cậu bạn chia sẻ: "Em cảm thấy bình thường khi nhà trường có nội quy cấm sử dụng điện thoại vì em cũng ít dùng điện thoại và thích chơi thể thao hơn".
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánSở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM ban hành bộ tiêu chí Trường học hạnh phúc với 3 nhóm tiêu chuẩn về con người; dạy học và hoạt động giáo dục; môi trường.
Trong đó, nhóm tiêu chuẩn về con người gồm 6 tiêu chí; nhóm tiêu chuẩn về dạy học và hoạt động giáo dục có 8 tiêu chí và nhóm tiêu chuẩn về môi trường có 4 tiêu chí.
Vui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận