Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Tại Trường THPT Tây Thạnh (quận Tân Phú), teen chỉ được sử dụng điện thoại trong lớp khi có sự cho phép của giáo viên. Trường hợp teen tự ý dùng sẽ bị giáo viên nhắc nhở, hoặc tạm thu điện thoại cho đến hết tiết. Sau đó thầy cô sẽ giải thích lỗi cho học sinh vi phạm nghe. Nếu bị nhắc nhở nhiều lần teen sẽ bị trừ điểm hạnh kiểm.
Theo nội quy của Trường THPT Võ Văn Kiệt (quận 8) về việc dùng điện thoại còn nghiêm ngặt hơn. Teen chỉ được sử dụng điện thoại trong giờ ra chơi và tại thư viện để phục vụ cho việc học tập. Nếu “online” điện thoại trong giờ học và bị phát hiện, giáo viên sẽ tịch thu một tuần đối với lần đầu vi phạm, 30 ngày đối với lần hai và lần ba sẽ bị tịch thu đến cuối năm.
Bạn Dạ Thảo (17 tuổi, Trường THPT Cần Thạnh, huyện Cần Giờ) chia sẻ: “Ở trường mình học sinh được mang theo điện thoại, nhưng chỉ được dùng trong tiết học khi có yêu cầu của giáo viên bộ môn để phục vụ cho các môn trắc nghiệm, tài liệu trực tuyến hay các nền tảng học tập như Kahoot!, Quizzi...
Có trường hợp học sinh sử dụng điện thoại để tra cứu thông tin trong giờ kiểm tra và bạn đó đã bị kỷ luật, hủy bài thi cũng như tịch thu điện thoại đến hết năm học”.
Bạn Linh Chi (17 tuổi, quận 11) chia sẻ: “Bên cạnh phục vụ việc học mình cũng cần có điện thoại để đặt xe công nghệ hoặc gọi ba mẹ đến đón lúc tan trường. Vì vậy khi đi học mình không thể bỏ điện thoại ở nhà.
Tuy nhiên, mang điện thoại bên mình rất dễ phân tâm, vì luôn muốn kiểm tra tin nhắn. Đặc biệt là thời điểm đầu năm học, thói quen lướt mạng, xem TikTok trong mùa hè của mình vẫn còn”. Vì vậy Linh Chi chọn cách không đăng ký 3G hoặc tắt Wifi điện thoại để hạn chế nhận các thông báo không đáng có.
Bạn Đặng Hoàng Phát (lớp 12, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên quận 12) cho biết, tuy giờ ra chơi hoặc 5 phút chuyển tiết có thể “lén” lấy điện thoại ra xem, check tin nhắn, nhưng Phát tập thói quen chỉ dùng khi tan học. Phát cũng luôn tắt chuông hoặc để chế độ máy bay khi không cần dùng điện thoại.
“Mình chỉ dùng điện thoại ở trường để phục vụ việc học tập, làm các bài kiểm tra online khi giáo viên yêu cầu. Còn lại mình sẽ cất điện thoại thật kỹ một góc trong ba lô. Vì cứ hay lấy điện thoại ra vào sẽ rất ảnh hưởng, phải luôn giữ thật kỹ vì sợ bị mất, quá chú tâm vào điện thoại dẫn đến xao nhãng việc học”, Hoàng Phát chia sẻ.
Bên cạnh đó, lớp học thời 4.0 sẽ có một số lượng lớn bài tập, tài liệu được thầy cô gửi vào nhóm chung để học sinh tự xem hoặc tải về. Vì vậy việc sử dụng điện thoại trong trường học cũng rất cần thiết.
Tấn Lộc (lớp 12, Trường Phổ thông Năng khiếu - ĐHQG TP.HCM) cho biết: “Mình nghĩ quan trọng là tập cách thay đổi thói quen của bản thân khi dùng điện thoại. Khi ở trường, cá nhân mình xem điện thoại như một dụng cụ học tập.
Kinh nghiệm của mình là ngày nhập học mình sẽ thiết kế lại giao diện điện thoại. Cụ thể các app giải trí, mạng xã hội mình cất vào một folder khó nhìn thấy, ngược lại các app học tập mình mang ra “mặt tiền”, khi mở điện thoại lên mình không bị phân tâm rẽ hướng sang các app giải trí nữa”.
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận