Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Dù chọn ở phòng trọ, ký túc xá cùng bạn thân hay những người bạn mới quen, tân sinh viên chúng mình sẽ không tránh khỏi những khác biệt về thói quen và giờ giấc sinh hoạt.
Nếu không thống nhất ngay từ đầu, các bạn sẽ dễ gặp phải những tình huống không mấy dễ chịu, gây sứt mẻ tình cảm.
Một trong những bất đồng đầu tiên là giờ giấc sinh hoạt. Mỗi bạn đều có thói quen sinh hoạt riêng nên sẽ chưa thể khớp nhau trong thời gian đầu ở chung.
Hoàng Giang (sinh viên Trường đại học Ngoại thương Cơ sở II - TP.HCM) cho biết bạn cùng phòng là người có cảm hứng làm việc về đêm nên thường ngủ rất muộn. Sau 23h, Giang vẫn còn nghe tiếng gõ phím máy tính của bạn mình.
Là người khó ngủ nên điều này ảnh hưởng rất nhiều tới Hoàng Giang. Dù đã góp ý, nhưng bạn của Giang vẫn chưa thể khắc phục điều này.
Qua sự việc trên, mối quan hệ giữa Giang và bạn cùng phòng cũng trở nên kém thân thiết.
Ở trường hợp khác, nhiều bạn gặp vấn đề với chuông báo thức của bạn cùng phòng.
Cụ thể, vì nhiều lí do khác nhau mà khi chuông báo thức reo, người cần tỉnh giấc không phải là người cài mà là các bạn trong phòng.
Tình huống này lặp lại nhiều lần gây khó chịu cho mọi người trong phòng, đặc biệt là vào những ngày cuối tuần.
Khi ở chung, có nhiều đồ dùng mà các bạn sẽ góp tiền lại mua và sử dụng chung như: nồi cơm điện, tủ lạnh, đồ dùng nhà bếp... Tuy nhiên, tùy nhu cầu riêng mà các bạn sẽ mua thêm các đồ dùng cần thiết khác.
Đôi lúc, bạn sẽ thiếu hay tạm hết những đồ dùng như sữa tắm, dầu gội… Thay vì hỏi ý kiến bạn cùng phòng, các bạn lại tự ý lấy sử dụng. Điều này khiến chủ nhân món đồ từ tâm thế sẵn sàng chia sẻ chuyển thành khó chịu.
Một trong những lí do khiến sinh viên chọn ở trọ là vì có thể tự nấu ăn, tiết kiệm chi phí ăn uống. Để bảo quản đồ ăn, các bạn thường góp tiền mua tủ lạnh để sử dụng chung.
Một số bạn quên giải quyết hết đồ ăn tồn đọng trước khi ngắt điện tủ lạnh.
Đặc biệt, sau những đợt nghỉ dài, việc này để lại hậu quả và rắc rối lớn.
Mới đây, trên một group lớn của học sinh, sinh viên, một bạn đã chia sẻ lại câu chuyện những sinh vật lạ xuất hiện sau nửa tháng tủ lạnh ngắt điện.
Kết quả không ngoài dự đoán, chiếc tủ lạnh đã biến thành một "hệ sinh thái" của nhiều sinh vật. Với tinh thần trách nhiệm, bạn đã dọn sạch tủ lạnh dù những đồ ăn trong đó không hẳn là của mình.
Cũng trải qua trường hợp tương tự, bạn Phúc Hồng (sinh viên Trường đại học Công nghệ TP.HCM - HUTECH) từng một phen choáng váng.
Trở lại phòng trọ sau dịp nghỉ Tết dài, Phúc Hồng nhìn thấy nhiều sinh vật lạ xuất hiện trong tủ lạnh. Hỏi ra thì bạn mới biết do bạn cùng phòng vội về nên quên dọn. Sau sự việc này, các thành viên trong phòng cùng nói chuyện với nhau để rút kinh nghiệm.
Khi ở nhà, những công việc dọn dẹp, đặc biệt là nhà vệ sinh... thường sẽ do bố mẹ làm giúp. Điều này gây ra tâm lí ngại việc và trông chờ vào bạn cùng phòng. Sự thờ ơ này về lâu dài làm nảy sinh nhiều ức chế cho các thành viên còn lại.
Bên cạnh đó, tùy vào khu trọ và khu kí túc xá mà có mức tiền điện, tiền nước khác nhau. Việc chia đều số tiền này cho các thành viên trong phòng được nhiều bạn sinh viên nhất trí.
Trong vài trường hợp có bạn vắng mặt, không ở phòng nhiều. Khi đó, các bạn cũng cần có cách giải quyết thỏa đáng, hợp tình hợp lí.
Bên cạnh những rắc rối khi ở chung, vẫn có nhiều bạn sinh viên may mắn tìm được bạn cùng phòng là "cạ cứng". Có trải nghiệm thuận lợi trong việc tìm trọ và bạn cùng phòng là Gia Thức (sinh viên Trường đại học Luật TP.HCM). Gia Thức cho biết có sự hòa thuận như hiện tại phần nhiều là nhờ các bạn đặt ra những quy tắc trước khi bắt đầu ở chung.
Để tìm bạn cùng phòng, Gia Thức cũng có lời khuyên là các bạn có thể trao đổi trực tiếp trong "vòng tròn bạn bè" của mình về nhu cầu tìm kiếm bạn ở trọ cùng. Vì những người bạn xung quanh đôi khi sẽ quen biết những người phù hợp với mình.
1. Xác định nhu cầu, tính cách của bản thân và bạn cùng phòng:
Việc xác định rõ ràng từ ban đầu sẽ giúp các bạn dễ dàng hơn trong việc tìm bạn cùng phòng có cùng khả năng chi trả và hòa hợp về lối sống.
2. Tìm kiếm thông qua các group sinh viên, group tìm phòng trọ:
Nếu là người chủ động tìm, bạn nên cung cấp thông tin chi tiết về yêu cầu của mình. Nếu là người đi tìm, bạn cũng hãy dựa trên các tiêu chí của bài đăng để liên hệ với người bạn cảm thấy phù hợp.
3. Hẹn gặp trực tiếp để xem độ phù hợp với bạn cùng phòng tương lai:
Hẹn gặp bạn cùng phòng tương lai trực tiếp sẽ giúp tránh trường hợp "trên mạng khác ngoài đời."
4. Đề ra và thống nhất những quy tắc chung:
Để tránh những xích mích về sau, ngay ngày đầu, các bạn có thể bày tỏ thẳng thắn những mong muốn của bản thân khi ở chung để đối phương cân nhắc quyết định.
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận