Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
“Cứu bồ với, tháng này mình… cháy túi!”. Lời kêu cứu trên chắc hẳn không ít bạn từng nghe từ bạn bè mình. Câu chuyện hết tiền dường như quá quen thuộc với lứa tuổi U15 chúng mình. Vì sao vậy nhỉ?
Nhiều bạn đã lên kế hoạch tiết kiệm số tiền mình được ba mẹ cho hàng tuần hoặc hàng tháng. Tuy nhiên, không phải ai cũng làm được theo đúng kế hoạch. Câu chuyện “xẹp ví” dường như không của riêng ai.
Bạn Nguyễn Lê Hải Nam (lớp 7/9 Trường THCS Hai Bà Trưng, quận 3) kể rằng mình đã từng quyết tâm để dành số tiền ba mẹ cho để ăn vặt trong suốt học kỳ hai.
Cậu bạn háo hức với ý tưởng kết thúc năm học mình sẽ có một số tiền nho nhỏ để mua món đồ mình thích hoặc làm điều gì đó mới lạ. Tuy vậy, kế hoạch “bể” trong vòng vài tuần khi chưa xác định được mục tiêu của mình.
“Mình chỉ nghĩ đến việc tiết kiệm mà không tìm được lý do gì thuyết phục, vì thế mình lại mua đồ ăn vặt thay vì để dành. Từ đó mình rút ra bài học phải xác định được mình để dành tiền làm gì và thực sự nghiêm túc muốn có nó, thì mới có đủ động lực để không tiêu hết tiền dành dụm” - Hải Nam cho hay.
Còn bạn Lâm Khiết Hà (lớp 8/2 Trường THCS Bạch Đằng, quận 3) cẩn thận lập kế hoạch chi tiêu hàng tháng và cố gắng mua sắm theo đúng những gì mình đã viết. Nhưng có một lần Hà không kiềm lòng được mà mua một cuốn sách bản thân quá thích.
“Sau khi mua xong, mình phải ăn uống tiết kiệm trong nhiều ngày liền để bù số tiền đó. Mỗi ngày mình chỉ dùng tiền để mua đồ ăn sáng. Các khoản như trà sữa, đồ ăn vặt phải cắt đi để bù lại số tiền mua sách” - Hà cho biết.
Rất nhiều bạn đã có cách tiết kiệm cực kỳ sáng tạo đó nha! Chúng mình cũng bỏ túi ngay những bí kíp này nè!
“Thay vì chỉ dành dụm tiền tiêu vặt, mình chủ động kiếm thêm thu nhập bằng cách bán các món đồ liên quan đến thần tượng. Mình mua lại với giá rẻ và bán ra theo giá thị trường. Một phần lợi nhuận sẽ được bỏ ống heo để tiết kiệm đến khi lên đại học. Phần còn lại mình để nhờ trong tài khoản của mẹ để nếu có chi quá tay mẹ sẽ nhắc nhở.
Mình cũng hay săn sale trên mạng vào các ngày sale lớn để mua được đồ giá hời. Vì tự mình kiếm tiền nên mình rất quý số tiền đó, mỗi khi mua gì mình đều suy nghĩ kỹ mua về làm gì, dùng được bao lâu” - bạn Phạm Phúc Hiểu Lan (lớp 7A1 Trường THCS Võ Xán, tỉnh Bình Định) chia sẻ.
“Có rất nhiều việc làm nhỏ để chúng mình có thêm khoản tiền tiết kiệm, ví dụ như làm sản phẩm tái chế, đồ ăn thức uống… Mình tập tành móc len và bán các sản phẩm len cho bạn bè trên các trang online. Đến nay mình duy trì việc kiếm tiền này gần 2 năm. Thay vì chỉ tiết kiệm số tiền tiêu vặt ít ỏi, mình còn phụ giúp ba mẹ một phần học phí.
Ngoài ra, mình tham gia các hội thi, các cuộc thi và số tiền thưởng nhận được khi đạt giải mình cũng bỏ ống heo” - bạn Huỳnh Thị Mỹ Hằng (lớp 9/4 Trường THCS Hưng Long, huyện Bình Chánh) chia sẻ thêm.
Cùng học cách quản lý chi tiêu từ 5 cách tiết kiệm tiền đơn giản trong quyển sách Làm chủ tiền bạc khi còn đi học của tác giả TS. Vũ Minh Tú nhé bạn.
1. Lập kế hoạch chi tiêu
Bạn hãy gạch đầu dòng những nguồn thu mà bạn có được trong tuần hoặc tháng, các dịp đặc biệt… Những món cần mua cũng được viết ra chi tiết.
Các bước lập kế hoạch chi tiêu gồm: tính toán thu nhập hiện có, trích khoản tiết kiệm nhỏ từ thu nhập, liệt kê chi phí hàng tháng, sau đó theo dõi thực hiện thường xuyên.
2. Mua sắm "chuẩn U15”
Bạn nên tận dụng những gì mình đang có, tránh lao vào mua sắm những món đồ theo trào lưu, vì chỉ một thời gian sau là bạn sẽ lãng quên chúng. Bạn có thể ngỏ ý dùng chung với bạn bè các mặt hàng mình ít sử dụng như sách tham khảo hay đồ dùng học tập...
3. Đừng quên tỉ tê bạn bè
Những buổi đi chơi cũng sẽ tốn kha khá tiền của bạn và đôi khi bạn sẽ ngại từ chối. Bạn nên nói thẳng với bạn bè về tình hình chiếc ví của mình, gợi ý những hoạt động nhóm ít tốn kém nhưng vẫn vui “nổ trời” như nấu ăn tại nhà, đi chơi công viên…
4. Tận dụng hai từ "miễn phí”
Có rất nhiều sản phẩm dùng thử như các khóa học, tài liệu miễn phí trên mạng. Bạn hãy dùng Google để tìm kiếm những nguồn này. Ngoài ra, bạn có thể mua các khóa học, sản phẩm theo nhóm đông người để nhận nhiều ưu đãi.
5. Tăng thu nhập
Để thoải mái hơn trong chi tiêu, bạn xin phép ba mẹ bán lại những đồ dùng mình không cần đến. Bạn cũng có thể cùng bạn bè kinh doanh món hàng nhiều teen thích như đồ ăn vặt, văn phòng phẩm, đồ handmade... Đừng quên lên kế hoạch cụ thể về nguồn vốn, cách bán hàng và tính toán các khoản thu chi.
Quyển sách Làm chủ tiền bạc từ khi còn đi học gồm 8 chương, nêu ra những vấn đề cơ bản nhất nhưng vô cùng quan trọng về tiền bạc như kế hoạch chi tiêu, cách dùng smartphone để quản lý tiền, cách dự phòng những lúc khó khăn…
Tác giả quyển sách này là TS. Vũ Minh Tú, chuyên gia tài chính với hơn 23 năm kinh nghiệm trong vai trò chuyên gia ở các tổ chức tài chính. Chú cũng là ba của hai con trai tuổi mới lớn, thường xuyên hướng dẫn để con áp dụng các bài tập quản lý tài chính cá nhân hiệu quả.
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận