Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Sau cuộc bình chọn với hơn 37.000 người tham gia, Nhà xuất bản Đại học Oxford, đơn vị xuất bản Từ điển tiếng Anh Oxford đã chọn "Brain rot" là từ của năm 2024.
"Brain rot" đã vượt qua 5 từ/cụm từ khác trong danh sách để giành chiến thắng, bao gồm: demure, dynamic pricing, lore, romantasy và slop.
"Brain rot" (dịch là: thối não) được định nghĩa là "sự sa sút về tinh thần hoặc trí tuệ của một người, đặc biệt được coi là kết quả của việc tiêu thụ quá mức các tài liệu (hiện tại là những nội dung trực tuyến) tầm thường hoặc không có giá trị."
Ngoài ra, "brain rot" còn được hiểu là “một cái gì đó được mô tả là có khả năng dẫn đến sự suy thoái như vậy"
Nói một cách dễ hiểu, nếu bạn đang dành hàng giờ mỗi ngày để lướt các trang mạng xã hội một cách vô thức, tiêu thụ những nội dung không có giá trị thì đó là biểu hiện cho thấy bạn đang mắc chứng "brain rot".
Trong năm 2024, lượt tra cứu từ "thối não" tăng đến 230%. Dù mới phổ biến gần đây nhưng thuật ngữ này đã được ghi chép lần đầu tiên trong cuốn sách Walden của Henry David Thoreau vào năm 1854.
Lần đầu biết đến cụm từ “brain rot” nhưng Như Quỳnh (21 tuổi, sinh viên Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM) thừa nhận bản thân mất nhiều thời gian để lướt mạng xã hội.
Theo Quỳnh, bạn không có thời gian cố định xem các thông tin, nội dung giải trí mà thường xem vào lúc rảnh rỗi. Trung bình bạn dành 5 tiếng mỗi ngày để lướt những nội dung trên Facebook, TikTok, Threads.
"Nhiều lúc rảnh tay không làm gì, mình mở điện thoại ra và lướt trong vô thức" - Quỳnh nói.
Chính vì thói quen này mà theo Như Quỳnh đối với những nội dung vui vui, bạn xem xong là quên ngay. "Thật lòng mà nói có những nội dung vô bổ vì nó chỉ mang tính giải trí và chỉ dừng lại ở đó." - bạn cho biết thêm.
Đặc biệt, việc xem cái nội dung ngắn trong thời gian dài khiến bạn cảm thấy “ngán” khi nhìn thấy những video hoặc nội dung quá dài.
Quỳnh có thói quen tăng tốc độ video lên hoặc thậm chí “say bye” những nội dung theo bạn là tốn thời gian hơn những nội dung chỉ xem nhanh trong 2 đến 3 phút.
Khánh Vy (21 tuổi, sinh viên Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM) cũng đồng tình vì cảm thấy những nội dung ngắn chỉ mang lại sự hứng thú ngay thời điểm đó. Còn khi buộc phải dừng lại, Vy cảm thấy trống rỗng và “tuột mood”.
Vy kể có khi cùng là 30 phút nhưng 30 phút trong một tiết học lại cảm thấy dài vô tận so với 30 phút xem TikTok trôi qua trong chớp mắt.
Chính việc dành nhiều thời gian vào mạng xã hội cũng khiến bạn mất động lực để bắt đầu làm một việc gì khác.
Hiện đang làm công việc cần cập nhật tin tức mạng xã hội thường xuyên nên Như Quỳnh chấp nhận việc lướt xem mỗi ngày như trên.
Mỗi lần lướt mạng xã hội như vậy bạn sẽ không tránh khỏi gặp phải những nội dung vô tri, không cung cấp thông tin gì. Do đó, bạn sẽ chọn cách lướt qua nhanh để tránh bị nền tảng này tiếp tục đề xuất nội dung tương tự hoặc bấm nút ẩn bài viết.
Còn Hoàng Giang (21 tuổi, sinh viên Trường đại học Ngoại thương Cơ sở II) thì chọn cách giảm thời gian sử dụng mạng xã hội.
Thay vì lướt TikTok vào thời gian rảnh, bạn cảm thấy tinh thần thoải mái hơn khi làm những việc mà mình yêu thích như tập nhảy, chơi đàn và đi ra ngoài nhiều hơn.
Hiện nay các nền tảng mạng xã hội đều có chức năng lời nhắc thời gian hằng ngày. Do đó, người dùng có thể giảm bớt thời gian tiêu thụ các nội dung trực tuyến bằng cách chủ động thay đổi thói quen và tập trung vào các hoạt động giúp não bộ hoạt động linh hoạt.
Casper Grathwohl, chủ tịch Oxford Languages, cho biết:
“Brain rot nói lên một trong những mối nguy hiểm được nhận thấy của cuộc sống ảo và cách chúng ta sử dụng thời gian rảnh rỗi. Nó mở ra chương tiếp theo trong cuộc trò chuyện văn hóa về nhân loại và công nghệ...
Tôi cũng thấy thật thú vị khi từ brain rot đã được thế hệ Z và thế hệ Alpha áp dụng, những cộng đồng này chịu trách nhiệm chính về việc sử dụng và tạo ra nội dung kỹ thuật số mà thuật ngữ này đề cập đến.”
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận