Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Mỗi khi có một cuộc trò chuyện nhóm hoặc thông báo mới trên mạng xã hội, bạn Nguyễn Phú Khang (18 tuổi, TP.HCM) cảm thấy thôi thúc phải kiểm tra ngay. Điều này khiến Khang gần như luôn "dán mắt" vào điện thoại…Khang thừa nhận mình mắc hội chứng FOMO (Fear of missing out) hay hội chứng sợ bỏ lỡ.
Cứ mỗi sáng thức dậy, bạn Nguyễn Lâm Thùy Trang (18 tuổi, TP.HCM, du học sinh Phần Lan) lập tức mở điện thoại để cập nhật những thông tin đang xu hướng. Cô bạn kiểm tra xem bạn bè trên mạng xã hội đang làm gì.
Những hình ảnh về chuyến du lịch châu Âu của một người bạn, bài đăng về buổi tiệc sôi động của nhóm bạn học cũ, hay những video ngắn về xu hướng thời trang mới khiến Trang cảm thấy mình đang bị “bỏ lại phía sau”.
Cảm giác này cứ lặp đi lặp lại mỗi ngày, khiến Trang lo lắng, căng thẳng và đôi khi mất ngủ.
Có lần, Trang bị bệnh nên đi ngủ sớm hơn mọi khi và không lướt mạng xã hội. Đến sáng hôm sau, khi tỉnh dậy, Trang nhận ra mình đã bị “tối cổ” trong một trend mới. Trong khi bạn bè ai ai cũng đã tham gia và đăng tải về nó, Trang cảm thấy lạc lõng và thất vọng vì không thể cập nhật kịp thời.
Sở dĩ cô bạn phải cập nhật tin tức thường xuyên là vì Trang sợ sẽ không có đề tài trò chuyện cùng các bạn. Bạn còn có thói quen tìm hiểu hết tất cả sở thích của những người xung quanh và mua đồ theo xu hướng.
Tương tự, bạn Nguyễn Phú Khang (18 tuổi, TP.HCM) vì bận rộn nên khi được bạn bè rủ đi chơi, cậu bạn đã từ chối. Nhưng chính việc từ chối ấy đã khiến cảm xúc của Khang rối loạn vì cậu bạn cho rằng mình đã bỏ lỡ một kỷ niệm quan trọng.
Ngoài ra, dù vừa học vừa làm nhưng Khang vẫn cố gắng tham gia rất nhiều sự kiện ở trường vì sợ không theo kịp mọi người. Việc này dẫn đến tâm trạng và sức khỏe của cậu bạn khá trì trệ.
Việc liên tục đắm chìm trong cảm giác sợ bỏ lỡ thông tin không chỉ khiến Khang mệt mỏi về tinh thần mà còn làm giảm hiệu suất trong công việc và học tập.
Cậu bạn thường cảm thấy phân tâm, khó tập trung vào những nhiệm vụ quan trọng, vì đầu óc luôn nghĩ đến việc mình có cần kiểm tra điện thoại hay không.
Khang hiểu rằng việc này không tốt cho bản thân, nhưng lại khó tìm cách cân bằng giữa việc cập nhật thông tin và giữ cho tinh thần mình thoải mái.
Mỗi khi gặp tình trạng FOMO, Phú Khang lại chọn cách nghe nhạc để giải tỏa căng thẳng và tìm lại sự cân bằng.
Âm nhạc giúp cậu bạn tạm quên đi những suy nghĩ, lo lắng, giảm bớt áp lực về việc phải liên tục cập nhật thông tin. Thay vì để đầu óc bị cuốn vào mạng xã hội, Khang dành thời gian lắng nghe những giai điệu nhẹ nhàng hoặc những bài hát mà cậu yêu thích, giúp cậu lấy lại sự tập trung và thư giãn tinh thần.
Ngoài ra, Khang cũng bắt đầu học cách thiết lập giới hạn cho bản thân khi sử dụng mạng xã hội. Cậu cố gắng phân chia thời gian hợp lý giữa các hoạt động, như học tập, làm việc và giải trí, thay vì để điện thoại chi phối toàn bộ cuộc sống.
Việc tắt thông báo từ các ứng dụng mạng xã hội trong khoảng thời gian nhất định cũng giúp Khang giảm bớt sự phân tâm, tập trung hơn vào những mục tiêu quan trọng.
Theo thạc sĩ Nguyễn Hiếu Văn (Viện Nghiên cứu, Đào tạo và ứng dụng Tâm lý - IPRTA), FOMO (hay hội chứng sợ bỏ lỡ) là một trạng thái tâm lý mà người trải qua cảm thấy lo lắng, bất an khi tin rằng mình đang bỏ lỡ những trải nghiệm thú vị, cơ hội quan trọng mà người khác có thể đang tận hưởng.
Thầy Hiếu Văn chỉ ra báo cáo từ Global Web Index (năm 2021), 42% người dùng mạng xã hội cho biết việc thường xuyên kiểm tra các nền tảng như Facebook, Instagram và TikTok là để không bỏ lỡ các xu hướng, sự kiện hoặc thông tin quan trọng.
Điều này cho thấy sự phát triển của mạng xã hội đã trực tiếp thúc đẩy cảm giác FOMO.
Mạng xã hội cho phép chúng ta tiếp cận một cách liên tục với những thông tin, hình ảnh về cuộc sống của người khác.
Những khoảnh khắc hạnh phúc, thành công, khiến nhiều người cảm thấy họ đang bỏ lỡ những trải nghiệm quan trọng, trong khi thực tế có thể chỉ là một phần nhỏ được chọn lọc để chia sẻ.
Theo thầy Hiếu Văn, các bạn tuổi teen rất dễ bị ảnh hưởng bởi FOMO do đang trong giai đoạn phát triển bản sắc cá nhân và tìm kiếm sự chấp nhận từ xã hội.
Theo thầy Hiếu Văn, giảm sử dụng mạng xã hội là gợi ý quan trọng để khắc phục FOMO. Thầy chỉ ra nghiên cứu từ University of Pennsylvania (năm 2018), khi người tham gia giảm việc sử dụng mạng xã hội xuống dưới 30 phút mỗi ngày trong vòng ba tuần, mức độ FOMO và các triệu chứng lo âu giảm đáng kể.
Cụ thể, mức độ lo lắng giảm 35%, và các dấu hiệu trầm cảm giảm 30% so với nhóm không giới hạn thời gian sử dụng mạng xã hội.
Ngoài ra, theo thầy Hiếu Văn, một gợi ý khác để khắc phục FOMO là thay đổi góc nhìn. Vì FOMO thường xuất phát từ việc so sánh cuộc sống của mình với người khác. Do đó, teen hãy học cách tập trung vào những thành tựu và niềm vui đang có, thay vì cảm thấy mình “thiếu” điều gì đó.
* Lo âu và trầm cảm: Khi so sánh cuộc sống của mình với những gì thấy trên mạng xã hội, nhiều bạn cảm thấy cuộc sống của mình thiếu thú vị hoặc không đủ tốt, dẫn đến căng thẳng và tự ti.
* Sự mất tập trung: Sự ám ảnh phải liên tục kiểm tra mạng xã hội để “theo kịp” khiến các bạn dễ mất tập trung trong học tập và công việc hàng ngày.
* Ảnh hưởng đến mối quan hệ: FOMO cũng có thể làm cho các mối quan hệ trở nên căng thẳng, khi các bạn cảm thấy áp lực phải luôn tham gia các hoạt động của nhóm bạn, sợ rằng nếu vắng mặt sẽ mất kết nối.
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận