Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Trước khi đăng quang Hội thi mèo đẹp phong trào 2024, hoa hậu mèo Bum từng bị bệnh rất nặng.
Bạn Phan Lê Minh Hiếu (sinh viên Trường đại học Công nghiệp TP.HCM) - chủ nhân của mèo Bum - kể lại: "Một lần, khi lướt bài đăng trên cộng đồng về cứu trợ động vật thì thấy có một chú mèo trắng, đốm vàng đang cần tìm chủ.
Mình thấy bài đăng lại nhiều lần nhưng vẫn chưa có ai nhận nuôi bé mèo Bum này. Khi vừa thấy hình là mình đã muốn đến đón bé về rồi”, Hiếu chia sẻ.
Buổi tối hôm đó, Hiếu cùng cậu bạn thân đội mưa chạy xe sang Quận 1 (TP.HCM) đón Bum về. Lúc đầu, chủ cũ của Bum yêu cầu bán bé với giá 300.000 đồng. Hiếu không có nhiều tiền nên năn nỉ và chuộc được bé về với giá 150.000 đồng.
Ngày mới về nhà, Bum hiền và tỏ ra rất tình cảm. Tuy nhiên, sau đó Bum bị tiêu chảy và tình trạng sức khỏe yếu. Sáng hôm sau đi xét nghiệm, Bum được bác sĩ chẩn đoán nhiễm cầu trùng nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa.
“Mình gọi điện hỏi chủ cũ của Bum thì người này khẳng định bé vẫn bình thường và tiêm phòng, xổ giun đầy đủ. Tuy nhiên, bác sĩ thú y cho biết Bum mắc bệnh cầu trùng và chưa được xổ giun. Chủ cũ của Bum chối bỏ trách nhiệm nên mình chỉ biết cố gắng chăm cho bé khỏe”, Hiếu chia sẻ.
Sau một tháng được truyền dịch, tiêm kháng sinh... Bum đã khỏi bệnh nhưng đường ruột còn rất yếu. Cùng thời điểm, một bé mèo khác mà Hiếu đang nuôi là Bánh Bao bị lây cầu trùng từ Bum. Hiếu lại thêm vất vả, chăm cả hai chú mèo bị bệnh cùng lúc.
“Thời gian đầu, mỗi bữa Bum chỉ ăn được một ít thịt gà. Các loại thức ăn khác đều bị nôn ra và tiêu chảy liên tục”, Hiếu chia sẻ.
Từ khi có thêm Bum, cuối tuần nào Hiếu cũng đi làm thêm, kiếm tiền mua ức gà, cá nục... và chi trả chi phí đi phòng khám thú y.
“Hệ tiêu hóa của Bum rất yếu nên mình hạn chế cho ăn hạt, đồ khô. Có những hôm mua ức gà, cá nục hết tiền mình phải ăn tạm mì gói. Dù có hơi cực khổ một chút nhưng mình thấy vui lắm”, Hiếu nói.
Từ một chú mèo có ngoại hình không bắt mắt, bệnh nặng, khi được Hiếu đón về chỉ nặng 800 gam, giờ đây Bum khỏe mạnh, năng động và đã nặng 4,8 kg. Món ăn yêu thích mỗi ngày của Bum là cá nục.
“Dù sức khỏe Bum đã ổn định nhưng hệ tiêu hóa vẫn yếu. Mỗi ngày Bum ăn 5 lần, lượng thức ăn cho mỗi bữa rất ít và thường xuyên bổ sung lợi khuẩn”, Hiếu nói.
Hiếu cho biết, khi đọc được thông tin “Hội thi mèo đẹp phong trào 2024” thì dự định cho Bánh Bao đi thi vì ai cũng bảo có ngoại hình xinh đẹp hơn Bum. Nhưng vì Bánh Bao rất nhút nhát, sợ đám đông nên Bum đã được Hiếu cho đi thi.
“Mình rất bất ngờ vì Bum luôn giữ được bình tĩnh, nằm im và rất ngoan trong suốt buổi thi mặc dù đông người, tiếng ồn. Khi được đọc tên vào top 3 mình thật sự bất ngờ.
Trong vòng thi của top 2, ban giám khảo phải chấm thêm lần nữa vì hai bé mèo đồng điểm. May mắn là Bum đã đăng quang và nhận về nhiều quà tặng như robot hút bụi, hạt và pate”, Hiếu nói.
Hiếu mong những bạn trẻ hãy có trách nhiệm khi nuôi động vật. Nếu đã nuôi thì phải tiêm vắcxin, cho thú cưng đi xét nghiệm và chăm sóc đầy đủ.
Anh Nguyễn Tuấn Anh, bác sĩ thú y tại phòng khám Dr.Anh (quận Tân Phú, TP.HCM) cho biết, bệnh cầu trùng ở chó, mèo hay còn gọi là coccidiosis. Đây là một loại nhiễm trùng ký sinh, gây ra bởi coccidium.
Loại ký sinh trùng này thường gây ra tiêu chảy phân nước, có dịch nhầy ở chó, mèo. Nếu không được điều trị, dần dần bệnh có thể phá hủy niêm mạc đường ruột.
Bệnh cầu trùng dễ bị nhầm với bệnh care, pravo và hội chứng đi kiết. Biểu hiện là chó, mèo đi ngoài phân lỏng, trong phân có lẫn máu và dịch nhầy. Kèm theo đó là chó, mèo bị nôn các chất dịch vàng, sụt cân và luôn háo nước.
“Con vật nôn ra các chất dịch, chán ăn, bỏ ăn, mất nước. Trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong. Để giải quyết các tình trạng trên thì phải truyền dịch, dùng kháng sinh và các vitamin bổ sung trong quá trình điều trị”, bác sĩ Tuấn Anh nói.
Bác sĩ Tuấn Anh khuyên trước khi có ý định nhận nuôi hay nhặt chó, mèo về nhà chăm sóc cần mang ra bác sĩ thú y thăm khám sức khỏe. Phải nắm được cách chăm sóc, các bệnh cơ bản và truyền nhiễm trên thú cưng. Phải biết được lịch sử tiêm phòng của chó, mèo và tiêm đủ các loại vắc xin, nhất là dại.
Chó mèo khi mới nhặt về thường bị các bệnh do vi khuẩn: viêm hô hấp, tiêu hóa, viêm da... Bệnh do ký sinh trùng: ve, bọ chét, giun sán... Bệnh do vi rút: carre, parvo, corona, ho củi chó, dại... Tùy thuộc vào mỗi loại bệnh mà bác sĩ sẽ cho uống, tiêm thuốc hoặc truyền dịch.
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận