Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Dưới đây là một số gợi ý làm bài môn Ngữ văn, mời quý phụ huynh và các bạn học sinh tham khảo:
a. Lợi ích của việc để những suy nghĩ cất lên thành lời là sẽ mang đến sự sẻ chia, cảm thông; sẽ tạo thành mối dây liên kết giữa người với người; sẽ giúp lan truyền những điều tích cực, đẹp đẽ;…
b. Thành phần biệt lập trong đoạn thơ của Lưu Quang Vũ: Thành phần gọi đáp (Mẹ ơi ).
c. Lời chia sẻ của bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm giúp em hiểu về tuổi trẻ Việt Nam trong những năm tháng chiến tranh như sau:
- Họ đã nhận thức được đúng đắn trách nhiệm của mình là phải tiếp nối, phải sống sao cho xứng đáng với sự hi sinh của bao lớp cha anh.
- Họ trưởng thành trong thử thách khốc liệt của chiến tranh, động lực mạnh mẽ để họ chiến đấu là lòng căm thù sâu sắc quân xâm lược - một biểu hiện rõ nét của tinh thần yêu nước trong họ.
d. HS tự do trình bày quan điểm cá nhân, miễn hợp lí và thuyết phục; lưu ý đảm bảo số dòng theo yêu cầu.
Có thể theo gợi ý sau:
Em thích suy nghĩ của triết gia nhỏ xinh Bao Nakashima.
Nguyên nhân:
- Suy nghĩ này giúp em nhận thức được sự duy nhất và đặc biệt của bản thân.
- Từ đó, suy nghĩ trên sẽ giúp mỗi người hiểu được ưu điểm của mình mà phát huy, khẳng định giá trị bản thân.
- Hơn thế, suy nghĩ này còn giúp em tránh được thái độ tự ti, mặc cảm về bản thân hoặc sinh ra ganh ghét, đố kị với người khác khi phải sống trong sự so sánh với họ.
Trên đường đời một lần tôi vấp ngã
Có cảnh tay nâng đỡ giúp tôi ngồi
Tôi xuýt xoa. Quên cảm ơn. Là lúc
Ngẩng mặt lên. Người ấy đã đi rồi.
(Lê Minh Quốc, Từng ngày ba mẹ thỏ theo con, NXB Kim Đồng, 2022)
Từ ý thơ trên và từ những trải nghiệm cuộc sống, hãy viết bài văn (khoảng 500 chữ) với nhan đề: Nếu những suy nghĩ tốt đẹp không được cất lên thành lời...
1. Yêu cầu chung:
- Đảm bảo yêu cầu về bố cục bài văn: mở bài giới thiệu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.
- Đảm bảo yêu cầu về dung lượng: khoảng 500 chữ
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: những hệ quả không hay nếu những suy nghĩ tốt đẹp không được cất lên thành lời
- Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
2. Triển khai vấn đề: Học sinh có thể đưa ra nhiều suy nghĩ, quan điểm khác nhau về vấn đề. Sau đây là một hướng giải quyết đề bài.
2.1 Giải thích ngắn:
- Suy nghĩ tốt đẹp : trong trường hợp này có thể hiểu là những đánh giá tích cực, những nhận xét tốt về một đối tượng nào đó tồn tại trong tâm trí của chúng ta.
- Cất lên thành lời : sự thể hiện cụ thể bằng lời nói.
- Bài thơ: nếu không nói lời cảm ơn kịp thời, đôi khi ta sẽ bỏ lỡ mất cơ hội tri ân người đã giúp mình vượt qua gian khó.
- Vấn đề trên đã đặt ra những hệ quả tiêu cực nếu những đánh giá tích cực, những nhận xét tốt về một đối tượng nào đó không được ta thể hiện cụ thể bằng lời trực tiếp.
2.2 Bàn luận:
- Như bức thư đã đề cập, nếu những suy nghĩ tốt đẹp không được cất lên thành lời, sự sẻ chia, cảm thông sẽ không được hình thành; mối dây liên kết giữa người với người trở nên lỏng lẻo; những điều tích cực, đẹp đẽ sẽ không được lan truyền.
- Người xưa có câu “ Biết mà không nói là bất nhân, nói mà không hết là bất nghĩa. ” Khi biết mà không chỉ vẻ, khuyên lơn, thì lại mang tiếng là ác, không có lòng vị tha. Còn nói mà không nói cho hết, nói nửa chừng nửa đoạn, nói không tường tận, thì sẽ bị người ta kết tội là bất nghĩa, tức là không tốt, không biết ơn hay bội bạc. Do vậy sống phải biết chia sẻ những suy nghĩ tốt đẹp của mình.
- Trong cuộc sống hàng ngày, để có thể hiểu biết, thông cảm, thương yêu, đùm bọc và giúp đỡ lẫn nhau, con người thường dùng lời nói làm phương tiện trao đổi thông tin để cùng nhau sống vui vẻ hòa hợp. Không nên suy nghĩ, đắn đo để có thể nói ra những lời yêu thương, ngợi khen hay tán dương có chủ ý đối với mọi người trong khi đó là cách dễ nhất để chứng minh chúng ta luôn dành tình cảm tốt đẹp nhất cho nhau. Chỉ vì những suy nghĩ tốt đẹp không được cất lên thành lời mà chia rẽ, rạn nứt tình cảm thì đáng buồn biết bao.
2.3 Bài học nhận thức và hành động:
- Cần phê phán những kẻ không biết nói lời cảm ơn người khác khi được hỗ trợ và cảloại người nói năng rất ngọt ngào, dịu dàng, hấp dẫn khiến người nghe lầm tưởng là thật lòng, là thương yêu, là tử tế mà nói, nhưng kỳ thật họ rắp tâm lừa đảo, có ác ý, muốn hại người
- Phải biết lan toả những lời động viên, những lời yêu thương, truyền cảm hứng, đem đến những thông điệp tích cực cho người khác.
- Trong giao tiếp phải khéo léo, biết lựa lời mà nói, biết lựa thời điểm nói và cũng phải biết lắng nghe người khác chia sẻ những suy nghĩ của họ về ta để hoàn thiện bản thân.
Em hãy viết bài văn nghị luận về một khổ thơ hoặc đoạn thơ khiến em nghĩ suy về tình yêu nước của con người Việt Nam và muốn cất lên những lời ngợi ca tình yêu ấy. Từ đó cho biết tác động của khổ thơ hoặc đoạn thơ đó đối với em.
1. Lưu ý: Đây là dạng đề mở. Dựa vào vốn văn hóa đọc của mình, học sinh tự do lựa chọn một văn bản (bài thơ, đoạn thơ, khổ thơ) viết về tình yêu nước của con người Việt Nam và lời ngợi ca tình cảm ấy.
2. Yêu cầu:
- Phần cảm nhận phải thấu đáo, hợp lí, kết hợp hài hòa giữa cảm nhận vẻ đẹp của nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật.
- Cảm xúc của bài viết phải chân thành, khiến cho người đọc thấy được người viết thật sự ấn tượng về văn bản mình đang cảm nhận.
- Tác động của bài thơ (hoặc khổ thơ, đoạn thơ) đối với bản thân phải là những tác động tích cực, nhân văn.
3. Hướng giải quyết đề bài:
3.1 Giới thiệu vấn đề nghị luận:
- Phạm Tiến Duật là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước, nổi bật với giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc.
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính nằm trong chùm thơ của Phạm Tiến Duật bao gồm 4 bài được tặng giải Nhất cuộc thi của báo Văn nghệ năm 1969 và được đưa vào tập thơ Vầng trăng quầng lửa (1970) sáng tác trong những ngày cuộc kháng chiến chống Mĩ đầy ác liệt.
- Dẫn vào vấn đề nghị luận: Lòng yêu nước thể hiện trong khổ cuối bài thơ.
3.2 Cảm nhận đoạn thơ được chọn:
a. Nội dung:
- Khổ thơ cuối dựng lên hai hình ảnh đối lập đầy kịch tính, bất ngờ thú vị. Hai câu đầu dồn dập những mất mát khó khăn do quân thù gieo xuống, do đường trường gây ra (xe không kính, không đèn, không mui, thùng xe bị xước) nhưng hai câu sau bật lên lòng yêu nước nồng nàn thể hiện qua quyết tâm chiến đấu. Điệp ngữ “không có” nhắc lại ba lần cộng với phép liệt kê như nhân lên những thử thách khốc liệt.
- Hai dòng thơ được ngắt thành bốn phần theo nhịp 3/5 và 4/4: “Không có kính, rồi xe không có đèn, / Không có mui xe, thùng xe có xước” như bốn chặng gập ghềnh, khúc khuỷu, đầy chông gai bom đạn. Hai câu cuối âm điệu đối chọi lại, trôi chảy, hình ảnh đậm nét. Đoàn xe đã chiến thắng, vượt lên bom đạn, hăm hở hướng ra tiền tuyến lớn với tình cảm thiêng liêng “vì miền Nam”, vì cuộc chiến đấu giành độc lập, thống nhất cho cả nước.
- Chói ngời, toả sáng khổ thơ, cả bài thơ là hình ảnh “trong xe có một trái tim”. Cội nguồn sức mạnh của cả đoàn xe, gốc rễ anh hùng của mỗi người cầm lái tích tụ, kết đọng ở hình ảnh này. Biện pháp hoán dụ cùng nghệ thuật đối lập tương phản đã làm sáng lên vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ lái xe. Ẩn sau ý nghĩa dòng thơ “Chỉ cần trong xe có một trái tim” là chân lý của thời đại chúng ta: sức mạnh quyết định, chiến thắng không phải là vũ khí, công cụ mà là con người giàu ý chí, anh hùng, lạc quan, quyết thắng, là tình yêu nước nồng nàn, là bầu nhiệt huyết sẵn lòng quên mình vì nước.
b. Nghệ thuật: thể thơ tự do phóng khoáng, chất liệu hiện thực sinh động, ngôn ngữ thơ giản dị, giàu tính khẩu ngữ, hình ảnh thơ độc đáo, giọng điệu tự nhiên, khỏe khoắn.
3.3 Nêu ra những tác động của đoạn thơ đối với bản thân:
- Đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung đã giúp em hiểu thêm về hình ảnh những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong kháng chiến chống Mĩ với tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam mãnh liệt. Hình ảnh ấy đã giúp ta hiểu thêm, tự hào thêm về những ngày kháng chiến gian khổ nhưng đầy khí phách, hào hùng, sôi nổi của tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mĩ.
- Hơn thế, đoạn thơ đã giúp em nhận chân giá trị của lòng yêu nước - tình cảm giúp con người trong một nước gắn kết lại với nhau nhiều hơn, tinh thần đồng bào từ đó được nâng cao hơn, là nền tảng để mỗi cá nhân có ý thức, có khát khao xây dựng một đất nước vững mạnh. Có lòng yêu nước, chúng ta sẽ cố gắng tìm hiểu, trân trọng và có ý thức lan tỏa những nét bản sắc văn hóa dân tộc, lịch sử, địa lí của nước nhà; chúng ta sẽ đoàn kết, yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ, sẻ chia với mọi người xung quanh và với người có hoàn cảnh khó khăn; chúng ta sẽ nỗ lực học tập, làm việc, rèn luyện bản thân thật tốt, sống có ước mơ, hoài bão, sống có trách nhiệm.
Câu lạc bộ Lớn lên cùng sách
THÔNG BÁO
Chủ để sinh hoạt tháng 6:
TRÒ CHUYỆN CÙNG SÁCH
Các bạn hãy gửi bài viết về Câu lạc bộ theo yêu cầu sau:
- Chọn một tác phẩm hoặc đoạn trích viết về đề tài tình cảm gia đình.
- Viết bài văn nghị luận trình bày những suy nghĩ của bạn về tình cảm gia đình trong tác phẩm hoặc đoạn trích ấy. Qua đó chia sẻ đôi điều về cách bạn trò chuyện và thấu hiểu (cách đọc) tác phẩm hoặc đoạn trích mà bạn chọn.
- Hạn cuối nộp bài 10 giờ 00 phút, ngày 06/6/2023
Chủ nhiệm CLB
1. Lưu ý: Đây cũng là dạng đề mở. Dựa vào cảm thụ cá nhân, học sinh tự do lựa chọn một đoạn trích hoặc một tác phẩm văn học mà mình tâm đắc, phù hợp với việc giới thiệu cho người khác đọc để hiểu thêm về tình cảm gia đình.
2. Yêu cầu:
- Tập trung làm rõ (những) vấn đề khiến người đọc sống tích cực hơn, có thêm niềm tin vào tình cảm gia đình mà oạn trích hoặc tác phẩm đã chuyển tải.
- Phần nêu đánh giá, cảm nhận phải thấu đáo, hợp lí; dù lựa chọn vấn đề gì thì vẫn cần thấy được oạn trích hoặc tác phẩm là một chỉnh thể hài hòa giữa nội dung và hình thức.
- Cảm xúc của bài viết phải chân thành, hướng tới các giá trị tốt đẹp.
- Nguyễn Quang Sáng quê ở An Giang, là nhà văn mà cuộc sống và sáng tác gắn liền với vùng đất Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hoà bình. Truyện ngắn của ông có cốt truyện khá hấp dẫn, chi tiết chọn lọc, tình huống đặc sắc và kịch tính cao, đậm chất Nam Bộ với lối viết giản dị, ngôn từ mộc mạc.
- Truyện ngắn Chiếc lược ngà được đưa vào tập truyện cùng tên, viết năm 1966, khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ.
- Trong tác phẩm, tình cha con thiêng liêng đã được tái hiện đầy xúc động, đặc biệt là qua nhân vật ông Sáu.
3.2 Cảm nhận tác phẩm được chọn:
- Ông Sáu là một người cha rất thương con. Những ngày chưa gặp con, người cha ấy nôn nao, hồi hộp, khổ sở, khát khao gặp con và nghe con gọi một tiếng “ba” bao nhiêu thì khi nhìn thấy con, tình cảm đó trở nên mãnh liệt, cuống quýt, vội vàng, hấp tấp bấy nhiêu. Thuyền còn chưa cập bến, ông đã nhảy thót lên bờ, bước vội vàng, vừa gọi vừa chìa tay đón con. Nhưng đón tiếp ông là sự ngạc nhiên, hụt hẫng và nỗi buồn khi thấy đứa con bất ngờ “giật mình, tròn mắt... ngơ ngác, lạ lùng”, thậm chí sợ hãi khi lần đầu tiên gặp cha. Còn gì đau đớn hơn một người cha yêu thương con hết mực nhưng lại bị chính đứa con ấy từ chối, nghi ngờ. Việc con bé Thu hất cái trứng ra khỏi chén là một ngòi nổ làm bùng lên những tình cảm mà bấy lâu nay ông chất chứa trong lòng. Cái tát ông dành cho bé Thu khiến con đau một thì bản thân ông đau mười. Làm sao không xót xa khi chính tay mình đánh đứa con gái mà mình rất mực yêu thương. Đó chính là cái đau lẫn thất vọng của một quá trình dồn nén của tình cảm tha thiết.
- Thấu hiểu bao nỗi niềm đau khổ của một người cha chưa được thừa nhận, tác giả đã miêu tả đầy xúc động diễn biến hành động, tâm trạng của ông Sáu khi chia tay con. Trong buổi chia tay, ông Sáu đành buông xuôi trong đau khổ tạm biệt con ra đi. Nhưng như một phép màu, bé Thu cất tiếng gọi “Ba”, rồi nhào tới, ôm hôn ông thắm thiết. Chỉ khi tiếng kêu đó được thét lên thì mọi người mới vỡ lẽ ra rằng nó thèm được gọi ba như thế nào. Nguyễn Quang Sáng đã đặc tả rất chân thực, cảm động: “Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng, và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa”. Cô bé đã “hôn ba nó cùng khắp,.. hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”. Sự lưu luyến vỡ òa này có nguyên nhân của nó: trong đêm bỏ về nhà ngoại, Thu đã được bà giải thích về vết thẹo làm thay đổi khuôn mặt ba. Không có gì hạnh phúc hơn khoảnh khắc ấy. Mọi cung bậc cảm xúc từ bất ngờ, ngạc nhiên, sung sướng, hạnh phúc, cảm động, nghẹn ngào đều được thể hiện rõ qua hành động, ứng xử của ông Sáu. Ai có thể ngờ người lính dày dặn nơi chiến trường, quen sống trong mưa bom bão đạn, nguy hiểm cận kề lại rơi nước mắt.
- Và từ giây phút ấy, cây lược ngà là kỉ vật gắn kết tình cảm cha con. Ông Sáu ra đi với lời hứa: “Ba về! Ba mua cho con một cây lược nghe ba!”. Thu hiểu được người cha phải đi chiến đấu, phải rời xa con, và vẫn mong có một mối liên kết, một hi vọng nào đó cho ngày cha trở về. Tình cảm sâu nặng của ông Sáu càng được đặc tả trong những ngày ở chiến khu cho đến khi hi sinh. Nhớ lời dặn của con gái trước lúc chia tay, ông luôn nung nấu thực hiện cho bằng được, làm chiếc lược ngà dành tặng cho đứa con gái bé bỏng. Kiếm cho con cái lược trở thành bổn phận, là niềm day dứt khôn nguôi. Ông đã làm công việc đó bằng tất cả sức mạnh và tình yêu thương sâu đậm. Khi kiếm được khúc ngà voi, ông “hớn hở như một đứa trẻ được quà”. Ông đã tự tay làm ra chiếc lược, đặt vào trong đó tất cả tình cha con, “cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc”… “ gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Không đủ sức trăng trối ông Sáu “đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu”. Đó là bản di chúc không lời, nó thiêng liêng và cao cả hơn cả một lời di chúc. Bởi đó là sự ủy thác, là ước nguyện cuối cùng của người bạn thân: ước nguyện của tình phụ tử! Khi nhận được lời hứa từ đồng đội đưa cây lược cho bé Thu, “anh mới nhắm mắt đi xuôi”. Cây lược đó không đơn giản là cây lược xinh xắn, quý giá mà còn chứa đựng, kết tụ tất cả tình cảm của người cha xa con. Người cha ấy đã hi sinh trước khi có thể trao lại cây lược cho con gái nhưng “tình cha con là không thể chết được”.
b. Nghệ thuật: Với tình huống rất éo le nhưng độc đáo, cốt truyện mang nhiều yếu tố bất ngờ, tác giả đã lựa chọn ngôi kể phù hợp có sự đan xen miêu tả, bình luận, suy nghĩ với giọng kể giàu cảm xúc, chân thực, khắc họa nhân vật sinh động với diễn biến tâm lí tinh tế, ngôn ngữ tự nhiên, giản dị, đậm đà màu sắc Nam Bộ.
3.3 Chia sẻ cách đọc:
- Đọc tác phẩm, em chú ý đến tình cảm cha con được tái hiện trong tác phẩm. Truyện ngắn đã trở thành bài ca đẹp về tình cảm gia đình trong chiến tranh, giúp ta hiểu thêm về những mất mát to lớn của nhân dân ta thời chiến tranh qua việc ngợi ca tình cảm cha con thắm thiết, sâu nặng, càng thiêng liêng, cao đẹp hơn trong những cảnh ngộ khó khăn. Bên cạnh đó, em còn quan tâm đến nét nghệ thuật đặc sắc: tạo tình huống độc đáo, xây dựng hình tượng giàu ý nghĩa và màu sắc Nam Bộ đậm nét.
- Em nhận ra mỗi tác phẩm giá trị luôn chuyển tải những bài học, những thông điệp nhân văn, thể hiện cảm quan sâu sắc và thái độ của nhà văn đối với nhân sinh. Đến với tác phẩm, để nhận ra những bài học, những thông điệp ấy, người đọc phải có vốn sống và những kinh nghiệm nghệ thuật nhất định, bao hàm trong đó sự hiểu biết về tính đặc thù của ngôn từ văn học, hình tượng văn học, đặc điểm phong cách của từng tác giả…
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận