Thứ hai, 26/02/2024 16:29 (GMT+7)

Sáng 26-2, Trường THPT Phan Đăng Lưu (quận Bình Thạnh) tổ chức buổi báo cáo dự án học tập chuyên đề môn lịch sử mang tên Việt Nam di sản.

Thông qua dự án, học sinh Trường THPT Phan Đăng Lưu có cơ hội tìm hiểu về các di sản văn hóa. Qua đó, các bạn hiểu được tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản này.

Sau hai tháng triển khai tại 3 lớp, dự án nhận về các sản phẩm với nhiều hình thức. Tổng cộng có 4 mô hình di sản Việt Nam, 8 tiết mục văn nghệ, 5 tranh vẽ và poster.

Dựng mô hình, vẽ tranh, thiết kế poster để tôn vinh vẻ đẹp của các di sản

Chợ Bến Thành, Chùa Một Cột, Lăng Bác và Dinh Độc Lập là 4 mô hình do các bạn học sinh Trường THPT Phan Đăng Lưu thực hiện trong khuôn khổ dự án học tập mang tên Việt Nam di sản. 

Trong vòng 25 ngày, 4 học sinh lớp 10C2 đã cùng dựng mô hình chợ Bến Thành. Chia sẻ về ý tưởng này, bạn Phạm Thanh Thùy cho rằng, chợ Bến Thành là biểu tượng gắn liền với TP.HCM.

Vẻ đẹp di sản qua góc nhìn của học sinh THPT Phan Đăng Lưu- Ảnh 1.

Mô hình được trao giải nhất trong dự án - Ảnh: THẢO NGỌC

Bạn Thùy kể, dù gần đến hạn nộp nhưng mô hình vẫn chưa dựng xong và chưa được tô màu. Vì thế cả nhóm cùng thức đến 2h sáng để hoàn thành mô hình.

Còn lớp 10C9 muốn giới thiệu hình ảnh Lăng Bác đến với học sinh trong trường thông qua mô hình. Bạn Lê Quỳnh Anh cho biết, khâu quan trọng nhất là tính tỉ lệ sao cho mô hình cân đối. Vì thế các bạn đã nhờ người thân hỗ trợ bản vẽ 3D theo kích thước thực tế và dựng mô hình theo bản vẽ.

Nhóm bạn Nguyễn Ngọc Bảo Hạnh (lớp 10C2) lựa chọn poster để thể hiện sự đa dạng của ẩm thực. Trước khi có được sản phẩm cuối cùng, nhóm đã trải qua nhiều lần chỉnh sửa và in ấn.

“7 người chúng mình chia nhau tìm hiểu thông tin về các món ăn, đi nét vẽ, phối màu. 

Với mình thì công đoạn phối màu là khó nhất vì phải chọn màu giống với thực tế. Màu sắc khi in cũng khác với trên máy tính nên tụi mình phải in lại đến 3 lần” - Bảo Hạnh chia sẻ.

Theo sát các bạn trong từng giai đoạn của dự án, cô Vũ Thị Toan, giáo viên Lịch sử phụ trách dự án nhận thấy học sinh dần bộc lộ các năng khiếu về nghệ thuật. Các bạn cũng được rèn luyện tính kỷ luật, khả năng làm việc nhóm. Quan trọng hơn hết là thêm yêu quý, tự hào những di sản của Việt Nam.

Vẻ đẹp di sản qua góc nhìn của học sinh THPT Phan Đăng Lưu- Ảnh 2.
Vẻ đẹp di sản qua góc nhìn của học sinh THPT Phan Đăng Lưu- Ảnh 3.
Vẻ đẹp di sản qua góc nhìn của học sinh THPT Phan Đăng Lưu- Ảnh 4.
Vẻ đẹp di sản qua góc nhìn của học sinh THPT Phan Đăng Lưu- Ảnh 5.
Vẻ đẹp di sản qua góc nhìn của học sinh THPT Phan Đăng Lưu- Ảnh 6.

Một số poster và tranh vẽ của teen Trường THPT Phan Đăng Lưu trong dự án - Ảnh: THẢO NGỌC

Cô Toan nhắn nhủ: “Dự án giúp việc học Lịch sử trở nên nhẹ nhàng, gần gũi hơn với cuộc sống. Qua đó các học sinh cảm nhận được những giá trị văn hóa của cha ông ta luôn hiện hữu và tiếp tục phát triển.

Điều cô mong muốn là các em học sinh không bị giới hạn việc học trên ghế nhà trường mà còn có thể học thông qua các hoạt động, dự án, sân chơi bổ ích. Từ đó, các em có cỏ hội trải nghiệm, tìm hiểu và phát huy những năng khiếu của bản thân.”

Mãn nhãn với các tiết mục văn nghệ của học sinh Trường THPT Phan Đăng Lưu

Các tiết mục văn nghệ được đầu tư chỉn chu về trang phục, đạo cụ, dàn dựng sân khấu. Thông qua những điệu múa, điệu nhảy hay giọng ca hào hùng, những nét văn hóa dần được hiện ra. Đó là làn điệu dân ca Bắc bộ qua tiết mục nhảy mashup đương đại Son - Mời Trầu. Là nghệ thuật chèo được lồng ghép qua tiết mục Thị Mầu.

Các tiết mục văn nghệ của học sinh THPT Phan Đăng Lưu - Clip: THẢO NGỌC

Lớp 10C9 tái hiện các trò chơi dân gian ngay trên sân khấu. Các bạn đã tập luyện trong khoảng 1 tháng rưỡi để có thể mang đến tiết mục này. Qua đó lớp mong muốn mang đến những ký ức ngày còn bé mà ai cũng từng trải qua. 

Bên cạnh đó tôn vinh trò chơi kéo co, trò chơi được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại cho 4 tỉnh Lào Cai, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh năm 2015.

Vẻ đẹp di sản qua góc nhìn của học sinh THPT Phan Đăng Lưu- Ảnh 7.
Vẻ đẹp di sản qua góc nhìn của học sinh THPT Phan Đăng Lưu- Ảnh 8.

Lớp 10C9 cùng tiết mục về các trò chơi dân gian - Ảnh: THẢO NGỌC

Bạn Lê Cát Tường (lớp 10C9) cho biết: “Tụi mình nhận thấy rằng người trẻ hiện tại quá tập trung vào các thiết bị công nghệ mà dần lãng quên các trò chơi dân gian. Chính vì thế tụi mình muốn quảng bá cho các trò chơi này bằng một tiết mục thật vui vẻ và tích cực.”

Không khí tại sân trường dường như bùng nổ khi theo dõi tiết mục Cô đôi của lớp 10C1. Qua hoạt cảnh, các bạn thể hiện được tín ngưỡng thờ thánh mẫu.

 Nhân vật Cô đôi qua sự thể hiện của bạn Nguyễn Giang Duy Anh khiến khán giả ngạc nhiên bởi sự xuất thần trong cử chỉ, điệu bộ, nét mặt. Đặc biệt Duy Anh khéo léo đã xử lý tình huống phát sinh khi múa cùng với lửa trong tiết mục này.

Vẻ đẹp di sản qua góc nhìn của học sinh THPT Phan Đăng Lưu- Ảnh 9.
Vẻ đẹp di sản qua góc nhìn của học sinh THPT Phan Đăng Lưu- Ảnh 10.

Tiết mục Cô Đôi của lớp 10C1 - Ảnh: THẢO NGỌC

Duy Anh kể lại: “Khi biết tin bản thân sẽ đảm nhận vai diễn này, mình khá lo lắng vì không thường xuyên trình diễn trên sân khấu. Để hóa thân thành công, mình đã nghiên cứu dáng vẻ của nhân vật thông qua video trên mạng.

Minh đã tập luyện trong hai tháng nhưng hôm nay là lần đầu mình diễn cùng với lửa. Tuy chưa quen nhưng khi thấy khán giả hào hứng thì mình cũng được tiếp thêm năng lượng.”

Vẻ đẹp di sản qua góc nhìn của học sinh THPT Phan Đăng Lưu- Ảnh 11.

Tiết mục nhảy sôi động về các di sản của TP.HCM do tập thể lớp 10 thể hiện - Ảnh: THẢO NGỌC

Cô Toan cảm thấy bất ngờ khi xem các tiết mục văn nghệ này. “Bùng nổ” và “mãn nhãn” là hai từ mà cô Toan miêu tả về các tiết mục.

Vẻ đẹp di sản qua góc nhìn của học sinh THPT Phan Đăng Lưu- Ảnh 12.
Vẻ đẹp di sản qua góc nhìn của học sinh THPT Phan Đăng Lưu- Ảnh 13.
Vẻ đẹp di sản qua góc nhìn của học sinh THPT Phan Đăng Lưu- Ảnh 14.

Học sinh Phan Đăng Lưu biểu diễn trang phục qua các thời kỳ trong chương trình- Ảnh: THẢO NGỌC

Phần thiết kế và làm mô hình, hạng nhất thuộc về tác phẩm chợ Bến Thành (lớp 10C2), hạng nhì được trao cho tác phẩm Lăng Bác (lớp 10C9). Lớp 10C2 đạt hạng ba với tác phẩm Chùa Một Cột.

Phần văn nghệ: lớp 10C1 đoạt giải nhất, lớp 11B5 giành giải nhì, hai lớp 10C9 và 10C2 đồng hạng ba.

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên

    Đáp án: