Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Hỏi: Mình thường hay có những buổi sáng uể oải trước khi đến trường. Năm nay lại là năm cuối cấp nên mình khá lo lắng. Có cách nào kéo mình ra khỏi tình trạng này khi bắt đầu năm học mới không?
Ngọc Tuyền (Q.Bình Tân, TP.HCM)
Đáp: Buổi sáng uể oải có nhiều nguyên nhân, nhưng đa phần là do hậu quả của giấc ngủ không tới nơi tới chốn. Bởi thế, bạn phải ra tay từ tối hôm trước, tức là phải lên kế hoạch ngủ đủ (từ 8 - 10 tiếng) và ngủ ngon. Bạn cần hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử, điện thoại vào buổi tối để dễ vào giấc ngủ.
Ngoài ra, bạn có thể tăng hứng khởi vào buổi sáng bằng cách tập những động tác thể dục nhẹ nhàng, ra ngoài đón ánh sáng mặt trời, ăn sáng đủ chất (hạn chế đường ngọt), nói không với dạo mạng, lướt Facebook...
Bạn cũng có thể uống một ly nước khi thức dậy, dấp nước lạnh vào mặt để tăng tỉnh táo. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là giấc ngủ ngon.
Hỏi: Mình gặp rắc rối trong những ngày đầu đến trường: đầu óc cứ đâu đâu, lơ lửng trên mây. Năm nào cũng thế, mình chữa hoài không khỏi.
Duy Dương (Tiền Giang)
Đáp: Lo ra mãn tính có thể là biểu hiện của rối loạn thiếu tập trung (ADD), tăng động giảm chú ý (ADHD). Tuy nhiên, chứng lơ đễnh ở học trò phần lớn “lành tính”, có nguyên nhân từ sự kém hứng thú, tư tưởng vương vấn ngày hè, môi trường gây phân tâm, thiếu ngủ hoặc dinh dưỡng kém.
Kém hứng thú ở đây là bài học, bài giảng tẻ nhạt, bài làm thiếu thử thách dẫn đến thiếu động lực học tập. Ngoài ra không khí, không gian lớp học cũng là nguyên nhân gây kém hứng thú.
Năm học mới này, bạn có thể khắc phục bằng cách chia nhỏ thời gian học (chỉ nên học 25 - 30 phút mỗi lần), đổi mới phương pháp học (ảnh, video, thảo luận), đặt mục tiêu vừa phải (dễ thành công thì dễ hào hứng), tham gia nhóm học tập thay vì học một mình...
Phần lớn chứng “đầu óc đâu đâu” chỉ là tạm thời. Đây là kết quả của tâm lý lưu luyến mùa hè cộng với việc bắt nhịp chậm nên không quá khó vượt qua.
Hỏi: Khi lên cấp 3, mình học chung toàn bạn mới. Mình cảm thấy xa lạ, thiếu tự tin, bơ vơ quá.
Mỹ Duyên (Long An)
Đáp: Sợ bạn mới cũng là điều thường tình bởi nó ra đời tự nhiên từ sự bất an với môi trường lạ. Lúc này, bạn không còn môi trường quen cũ để “dựa dẫm”.
Ngoài ra, nguyên nhân của nỗi sợ còn do sự tự ti, khó kết giao, thiếu kinh nghiệm sống. Tình trạng đáng lo hơn nếu bạn mắc chứng lo lắng xã hội (social anxiety disorder).
Đây là khúc mắc tâm lý nên hóa giải nỗi sợ này không dễ, nhưng vẫn có cách. Bạn hãy thử những cách sau:
* Cố gắng là chính mình, tập trung vào bản thân nhiều một chút, đừng lo lắng quá mức việc làm hài lòng tất cả.
* Rèn luyện kỹ năng giao tiếp (chào hỏi, bắt chuyện, mỉm cười).
* Chủ động làm quen, kết bạn, tham gia nhóm, đừng đợi bạn đến với mình.
* Tìm kiếm bạn cùng sở thích, cùng gu về học tập, nghệ thuật, thể thao.
* Tham gia hội nhóm, câu lạc bộ cùng sở thích.
* Tìm sự hỗ trợ từ thầy cô mới, phòng tâm lý trường mới.
* Sau cùng, bạn hãy giữ liên lạc với thầy cô, bạn bè cũ, nhờ họ tư vấn, hiến kế để hòa hợp môi trường và đồng môn mới.
Hỏi: Sau gần 3 tháng đi chơi, ăn uống thả ga, “giao diện” của mình bị tàn phá không thương tiếc. Mình lo lắng khi đối mặt với mấy bạn nam, nhất là... crush trong năm học mới. Hu hu, phải làm sao đây?
Bảo Tiên (TP. HCM)
Đáp: Lo lắng vẻ ngoài thái quá có thể là một rối loạn lo âu ngoại hình (BDD). Tuy vậy, chứng sợ xấu của học trò phần lớn chỉ do những e ngại thường tình về ngoại hình, áp lực (ngại bị đánh giá), so sánh (thua kém), bệnh thiếu tự tin có sẵn từ trước.
Bởi thế, muốn dập tắt nỗi lo phải dựa vào từng nguyên nhân để trị. Chung quy là tìm cách củng cố lại sự tự tin bằng cách đánh giá cao ưu điểm của bản thân, bỏ việc so đo, thoát bớt áp lực (tránh đặt chuẩn mực hoàn hảo về ngoại hình), tham gia các hoạt động nhóm...
Thực tế, bạn bè xung quanh cũng có nỗi niềm “khó nói” như bạn vậy, nên việc của chúng ta là tự tin lên, rồi mọi thứ sẽ quay về quỹ đạo cũ.
Hỏi: Đường ruột của mình thường canh những lúc sắp đi học lại là... giở chứng. Có cách nào giúp mình thoát không?
Ngọc Minh (Bình Dương)
Đáp: Hầu hết những chứng “khó ở” của hệ tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, táo bón, nhợn ói buổi sáng, hội chứng ruột kích thích, đau bụng do căng thẳng... trước thềm năm học mới là do chúng ta ăn uống tự do trong dịp nghỉ hè, làm xáo trộn nhịp sinh học vốn có của nó.
Ngoài ra còn một nguyên nhân khác là stress, khiến chứng đau bụng do căng thẳng chiếm phần lớn trong các trục trặc đường ruột.
Muốn dẹp yên cuộc làm loạn của dạ dày và đồng bọn, việc cần làm là chỉnh lại giờ giấc ăn uống, thiết kế lại chế độ ăn (tập trung rau xanh, hoa quả, tránh đồ chiên rán, đồ ngọt, thức uống có gas), không ăn quá no trước giờ đi học, tái lập lại thời khóa biểu ngủ nghỉ, thể dục (giúp tiêu hóa hanh thông, chống táo bón). Ngoài ra, bạn phải quản lý tốt căng thẳng nữa.
Hội chứng ruột kích thích (IBS) thường có mặt trong loạt “xấu bụng” sau hè - đầu năm học mới. Chúng hoặc làm nặng thêm bệnh có sẵn, hoặc cho ra lò một IBS mới toanh. Khi mắc hội chứng này, bạn sẽ gặp nhiều phiền toái khi phải ra vào WC thường xuyên. Lúc này, cần gõ cửa bác sĩ bạn nhé.
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận