Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Năm học mới không biết chương trình học có khó không? Các thầy cô sẽ thế nào? Bạn mới có dễ bắt chuyện?
Rất nhiều cảm xúc lo lắng và hồi hộp xuất hiện khiến bạn cảm thấy có đôi chút căng thẳng và thiếu tự tin. Nhưng bạn đừng lo, những cảm xúc đó là hoàn toàn bình thường.
Bạn hãy cứ lắng nghe và chấp nhận tất cả cảm xúc của mình, đừng phán xét hay tự trách. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy nhẹ nhàng, dễ dàng thích nghi với môi trường học tập mới.
Bạn hãy đặt ra những mục tiêu phù hợp trong học tập, rèn luyện và lên kế hoạch cụ thể để thực hiện nhé.
Bắt đầu từ những mục tiêu nhỏ, sau đó, bạn tăng dần độ khó lên. Mỗi khi thực hiện xong một mục tiêu nào, bạn tự nhìn nhận lại và rút ra bài học cho mình. Như vậy bạn sẽ cảm thấy mình có đủ tự tin và động lực để chinh phục những thử thách lớn hơn.
Năm học mới đón chào bạn với rất nhiều niềm vui và cả những khó khăn, thách thức đang chờ bạn trải nghiệm. Bạn cứ bình tĩnh đón nhận mọi thứ. Bởi mỗi việc xảy ra dù thành công hay thất bại, dù vui hay buồn đều đem lại cho bạn một bài học giá trị nào đó.
Khi gặp phải trở ngại, bạn tự nhủ “Có áp lực thì mới có kim cương” để tự tin đối mặt và vượt qua nhé!
Bên cạnh việc học tập, bạn nên dành thời gian để thư giãn và làm những việc bạn yêu thích như: chuyện trò với bạn bè, xem phim, đọc sách, nghe nhạc, vẽ tranh, làm đồ thủ công, chơi đùa với thú cưng...
Dành ra ít nhất 30 phút mỗi ngày để luyện tập môn thể thao bạn yêu thích. Hoặc bạn có thể đi dạo ở nơi thoáng đãng, có nhiều cây xanh. Những thói quen tốt đó sẽ giúp bạn cân bằng việc học tập và cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra, nó sẽ làm bạn cảm thấy bớt lo âu và giữ được tâm trí bình an, vui vẻ.
Bất cứ khi nào bạn cảm thấy mình không được ổn (lo âu, căng thẳng, mệt mỏi, chán nản, tuyệt vọng, mất niềm tin vào bản thân...), bạn hãy tìm đến những người luôn yêu thương và sẵn lòng giúp đỡ bạn.
Người đó là ông, bà, ba, mẹ, anh, chị, thầy cô giáo, bạn thân... để chia sẻ, nhờ họ giúp đỡ bạn vượt qua trạng thái khó khăn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tự “chữa lành” cho bản thân bằng cách đọc những quyển sách viết về trải nghiệm, những bài học rút ra từ cuộc sống như: Hạt giống tâm hồn, Chicken Soup for the Soul...
Bên cạnh đó, còn một số địa chỉ tin cậy mà bạn liên hệ khi cần giúp đỡ như: Phòng Tham vấn tâm lý học đường ở trường bạn, Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111.
Khi cần thiết, bạn nhờ ba mẹ hay thầy cô chủ nhiệm giúp liên hệ với bác sĩ, chuyên gia tâm lý ở bệnh viện, trung tâm tư vấn, trị liệu về tâm lý có uy tín để bạn được khám và tư vấn kịp thời.
Ths. NGUYỄN HẢI ANH
Chuyên gia về bảo vệ trẻ em, Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD)
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận