Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vấn đề chi tiêu luôn được xem là một trong những thử thách lớn của hầu hết sinh viên khi mỗi tháng, các bạn phải đối mặt với hàng loạt các khoản phí từ sinh hoạt, học tập cho đến giải trí.
Trả lời cho câu hỏi này, bạn Thùy Trâm (sinh viên năm hai, Trường đại học Sư phạm TP.HCM) cho biết bạn sống tại ký túc xá của trường từ năm nhất nên không quá lo lắng về chi phí thuê phòng trọ.
Theo Trâm, quyết định này giúp bạn tiết kiệm được một khoản lớn. Tuy nhiên mỗi tháng, Thùy Trâm vẫn chi tiêu rất nhiều cho việc ăn uống.
Cô bạn tâm sự: "Ký túc xá không cho phép sinh viên nấu ăn để đảm bảo an toàn, hằng tháng, mình dành hơn 3 triệu đồng cho việc ăn uống, gồm các bữa ăn chính và những buổi tụ tập cùng bạn bè. Với mình, khoản chi phí này rất khó giảm tải vì ăn uống là nhu cầu cần thiết".
Ngoài chi phí ăn uống, Trâm cho biết bạn còn hết tiêu veo thêm khoảng 1 triệu đồng mỗi tháng.
Trong đó, 500.000 đồng cho các khoản chi cố định như tiền cước 4G, tiền mua dụng cụ, tài liệu học tập; 500.000 đồng dùng để mua sắm mỹ phẩm, quần áo mới.
Trâm thừa nhận các khoản này chỉ có thể giảm thiểu trong khoảng 50%, bằng cách điều chỉnh việc mua sắm phục vụ nhu cầu làm đẹp cá nhân.
Khác với Thùy Trâm, bạn Dương Hồng Phúc (sinh viên năm cuối, Trường đại học Y dược Cần Thơ) đang ở trọ. Phúc kể mỗi tháng, bạn phải chi trả khoảng 2,5 triệu đồng tiền thuê nhà, đã bao gồm các chi phí điện, nước, dịch vụ.
"Tiền thuê trọ là số tiền cố định mình không thể cắt giảm được. Nên muốn tiết kiệm phòng hờ các tình huống cấp bách, mình chỉ có thể hạn chế ở các khoản ăn uống hoặc giải trí.
Trung bình mình dành khoảng 2 triệu đồng/tháng cho việc ăn uống. Nhưng đôi khi, số tiền này cũng tăng lên nếu có nhiều bài tập nhóm hoặc các hoạt động ngoại khóa ngoài trường", Phúc cho biết.
Bên cạnh các chi phí trên, bạn cũng chi thêm 500.000 đồng mỗi tháng cho tiền điện thoại, xăng xe và chi phí bảo trì xe máy.
Với Phúc, khoản chi tiêu dễ tiết kiệm nhất là số tiền phục vụ nhu cầu giải trí.
"Mình thấy các khoản về giải trí như đi xem phim, uống cà phê cùng bạn bè hoàn toàn có thể giảm tải. Từ năm hai, mình đã chủ động sắp xếp lại thời gian hợp lý và hạn chế những buổi tụ tập không cần thiết", cậu bạn khẳng định.
Có cách chi tiêu hoàn toàn khác biệt so với Thùy Trâm và Hồng Phúc, bạn Nguyễn Trung Quân (sinh viên năm hai, Trường đại học FPT TP.HCM) chia sẻ số tiền lớn nhất trong tháng của bạn là học phí từ các khóa học thêm.
Quân kể, từ khi lên đại học, bạn đầu tư khá nhiều vào các khóa học thêm ngoài giờ như: ngoại ngữ, kỹ năng mềm, hoặc các khóa học liên quan đến lĩnh vực bạn đang theo học tại trường.
Trung bình mỗi tháng, Quân chi từ 3,5 đến 4 triệu đồng cho việc này. "Đây là các khoản chi gần như cố định và không thể giảm được đối với mình. Vì mình xác định đó là những khoản đầu tư cho tương lai" - Quân nói.
Ngoài chi phí học tập, Quân cũng tiêu tốn khoảng 2 triệu đồng mỗi tháng cho ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.
Bạn cho biết, nếu muốn tiết kiệm, bạn thường chủ động hạn chế việc ăn ngoài và tự nấu ăn tại nhà. Tuy nhiên, Quân cũng thừa nhận rằng việc này thường không quá khả thi do thời gian biểu của bạn dày đặc.
Trung Quân được gia đình hỗ trợ 4 triệu đồng/tháng. Số tiền trên dành hết cho việc học. Ngoài ra, bạn còn có thu nhập từ việc làm thêm bán thời gian tại một quán cà phê với mức lương khoảng 2,5 triệu đồng.
Nếu không "vung tay quá trán", mỗi tháng Quân vẫn tiết kiệm được 500.000 đồng. Ngược lại, bạn lựa chọn "cầu cứu" ba mẹ hoặc bạn bè nếu cần tiền cho một số tình huống khẩn cấp.
Có thể thấy, thông thường các khoản chi lớn nhất trong quỹ ngân sách của sinh viên thường rơi vào các nhu cầu thiết yếu như ăn uống, thuê trọ hoặc đóng học phí.
Trong đó, chi phí thuê nhà và học phí là những khoản cố định các bạn không thể giảm thiểu, ngoại trừ các trường hợp như sống ở ký túc xá hoặc giành được học bổng hỗ trợ.
Như vậy, những khoản chi có thể giảm tải thường nằm ở các hoạt động cá nhân như ăn uống ngoài, giải trí và mua sắm không cần thiết.
Đối với Thùy Trâm và Hồng Phúc, việc tự nấu ăn, hạn chế mua sắm online và các buổi tụ tập sẽ là giải pháp tốt để tiết kiệm. Trung Quân có thể điều chỉnh thêm chi tiêu trong các hoạt động cá nhân nếu muốn cân bằng với việc đầu tư cho học tập.
Việc quản lý tài chính cá nhân là một kỹ năng quan trọng đối với mỗi bạn sinh viên. Nếu biết cách điều chỉnh cho phù hợp và tiết kiệm, các bạn không những giảm tải được chi phí không cần thiết mà còn có thể dành dụm cho các khoản đầu tư hữu ích hơn.
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận