Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Quán Nhan Hương nằm trong khuôn viên Thảo cầm viên - Ảnh: TÚ NGÂN
Đó chính là quán Nhan Hương, nằm trong khuôn viên Thảo cầm viên (quận 1).
Nằm nép mình trong khuôn viên Thảo cầm viên, quán Nhan Hương từng là một “căn cứ” bí mật quan trọng của lực lượng biệt động Sài Gòn. Quán được lập nên vào năm 1963.
Không gian bên trong quán - Ảnh: TÚ NGÂN
Quán rộng khoảng 100m², bên trong có nhiều mô hình mô phỏng cảnh thực khách, quân lính, nhân viên phục vụ… được tái hiện sinh động, chân thật đến nỗi ai ghé qua cũng như được “xuyên không” về thời ấy.
Mặc dù ngày xưa, quán tiếp đón nhiều khách từ quân nhân cho đến nhân viên an ninh của quân đội Mỹ và chính quyền Sài Gòn, nhưng quán vẫn vững vàng là căn cứ an toàn, không bị địch nghi ngờ.
Khu bếp của quán - Ảnh: TÚ NGÂN
Bấy giờ, vào thời kháng chiến chống Mỹ, quán mang “vỏ bọc” là tiệm giải khát, ăn uống bình dị, nhưng thực chất là nơi truyền tin, thu thập thông tin phục vụ cách mạng.
Từ năm 1963 cho đến khi đất nước thống nhất, nơi đây là chỗ dừng chân “kín đáo” cho cán bộ quân khu, biệt động, quân báo...
Sở dĩ Thảo cầm viên khi ấy được chọn làm nơi đặt cơ sở bí mật vì đây là điểm vui chơi, giải trí nổi tiếng, thu hút đông đảo khách tham quan, giúp cán bộ cách mạng dễ ra vào mà không bị để ý.
Không những thế, với vị trí đắc địa gần các cơ quan đầu não của chính quyền Sài Gòn, giúp lực lượng biệt động thuận tiện chỉ đạo, điều phối các chiến dịch lớn.
Chủ quán là bác Nguyễn Văn Tửng (sinh năm 1913, tại Trà Vinh). Được biết, bác đã dồn hết tiền tích góp để dựng nên quán nhỏ này và đặt tên là Nhan Hương, theo tên người vợ quá cố mà bác thương yêu hết mực.
Bác Nguyễn Văn Tửng (tượng mô phỏng ngồi) âm thầm cất giữ tài liệu vào ngăn tủ quầy tính tiền suốt nhiều năm để phục vụ chiến đấu - Ảnh: TÚ NGÂN
Để đảm bảo an toàn tuyệt đối, bác Tửng chỉ giao quán cho người nhà trông coi và phục vụ. Họ là con cháu trong gia đình, ai cũng đồng lòng, tin tưởng cách mạng như tin chính mình. Chính vì điều này mới giúp cho các hoạt động chính trị được bảo đảm bí mật tuyệt đối.
Bác Tửng không chỉ thu thập tin tức mà còn cẩn thận kiểm tra, chỉnh lý rồi chuyển cho cách mạng.
Bác là người giữ bí mật siêu giỏi, bởi chỉ cần lộ ra, người thân sẽ bị ám sát và quán cũng không còn. Bên cạnh đó, nơi đây cũng từng đóng góp tài chính, tiếp sức cho phong trào kháng chiến.
Những hoạt động âm thầm tại quán Nhan Hương đã góp phần quan trọng trong nhiều chiến công vang dội của biệt động Sài Gòn năm xưa.
Hiện nay, bên trong quán bố trí riêng một góc trang nghiêm để trưng bày hình ảnh, tài liệu, vũ khí… của lực lượng biệt động như một lời nhắc nhở về thời quá khứ oanh liệt, vàng son của cha ông ta.
Bên trong quán bố trí riêng một góc để trưng bày hình ảnh, tài liệu, vũ khí… của lực lượng biệt động - Ảnh: TÚ NGÂN
Năm 2014, quán Nhan Hương chính thức được công nhận là Di tích lịch sử cấp thành phố.
Hiện nay, quán mở cửa miễn phí vào thứ 7, Chủ nhật và các dịp lễ, Tết để ai cũng có thể ghé thăm. Lưu ý là khi vào tham quan tuyệt đối không được sờ hay tác động vào hiện vật nha các bạn!
Hình ảnh chụp quán Nhan Hương hiện tại với tượng người, mô hình thể hiện hoạt cảnh ngày xưa - Ảnh: TÚ NGÂN
Hoàng Minh Phúc (lớp 8 Trường THCS Nguyễn Du, tỉnh Kiên Giang) cho biết, bạn và gia đình đã đi hơn 230km để đến TP.HCM tham quan Thảo Cầm Viên.
“Đây là lần đầu tiên mình được tham quan căn cứ này, mình thấy hiện vật lịch sử ở đây giống như thật.
Lúc đầu, mình cứ nghĩ đến Thảo cầm viên là để ngắm các loài động vật thôi. Nhưng không ngờ đằng sau quán nhỏ kia lại là một căn cứ bí mật, nơi ông cha ta từng ẩn nấp trong những năm kháng chiến.
Khi đọc tư liệu và tìm hiểu sâu hơn, mình cảm thấy vừa bất ngờ vừa rất đỗi tự hào”, Phúc bày tỏ.
Minh Phúc thích thú khi được tham quan di tích - Ảnh: TÚ NGÂN
Nguyễn Khánh Chi (lớp 8 Trường THCS Huỳnh Khương Ninh, quận 1) cho biết đã đi Thảo cầm viên nhiều lần.
Cuối tuần, nhiều bạn học sinh, sinh viên ghé quán Nhan Hương để tham quan tìm hiểu lịch sử - Ảnh: TÚ NGÂN
"Mình có tìm hiểu về quán Nhan Hương và được biết chủ quán là người giữ bí mật rất giỏi. Không chỉ giấu tài liệu mật để truyền tin mà nơi đây còn cất giấu vũ khí cho quân ta chiến đấu mà không hề bị nghi ngờ.
Đôi lúc cũng tự đặt câu hỏi làm sao họ có thể tồn tại, giữ vững tinh thần, mưu trí đến vậy trong lòng địch? Càng tìm hiểu, mình càng biết ơn và khâm phục thế hệ đi trước vô cùng”, Khánh Chi chia sẻ.
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận