Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Ngày nay, các mạng xã hội Facebook, Zalo, YouTube, TikTok, Instagram, Twitter, WhatsApp... đã trở thành một phần tất yếu của cuộc sống. Đó cũng là công cụ tuyệt vời để bạn tiếp cận thông tin, kiến thức và chia sẻ quan điểm, suy nghĩ của bản thân.
Thế nhưng, khi bạn tham gia môi trường mạng, bạn sẽ để lại những “dấu chân số” (digital footprint) thông qua những tương tác trực tuyến như: đăng bài, like, share, comment, chat, gửi email…
Những “dấu chân số” này sẽ tồn tại vĩnh viễn trên mạng và bất kỳ ai cũng truy cập được. Cũng như ngoài đời thực, trên mạng có thể có người không tốt, họ sẽ lợi dụng hoặc đánh cắp thông tin cá nhân của bạn để làm việc xấu.
Trước khi chia sẻ thông tin cá nhân trên mạng, bạn hãy tự hỏi:
1. Mình có nên chia sẻ thông tin này lên mạng xã hội không?
2. Người đọc hiểu như thế nào về thông tin mình chia sẻ? Liệu họ có hiểu đúng ý mình muốn nói hay không?
3. Liệu có điều gì không hay xảy ra với mình và người khác khi mình đăng thông tin này không?
Bạn nên hạn chế đăng thông tin có tính chất riêng tư lên mạng xã hội như: tên, tuổi; đặc điểm nhận dạng cá nhân; thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong bệnh án; hình ảnh cá nhân; thông tin về các thành viên trong gia đình; tài sản cá nhân; số điện thoại; địa chỉ thư tín cá nhân; địa chỉ, thông tin nơi ở, quê quán; địa chỉ, thông tin trường, lớp, kết quả học tập và các mối quan hệ bạn bè của bạn.
Nếu có đăng thì bạn cân nhắc để ở chế độ “bạn bè”, “bạn thân” hoặc “chỉ mình tôi” để những đối tượng lạ không thể tiếp cận được.
Bất cứ ai tham gia mạng xã hội đều trở thành nguồn cung cấp thông tin nên sẽ có vô số thông tin không được kiểm chứng, thậm chí là bịa đặt, sai lệch, xuyên tạc sự thật.
Nếu bạn like, share hay comment bài viết có chứa đựng các thông tin đó thì bạn đã tạo ra tương tác và giúp thông tin phát tán nhanh hơn, xuất hiện nhiều hơn trên mạng xã hội.
Bởi thế, trước khi like, share hoặc comment đối với các thông tin về một sự việc nào đó được đăng lên mạng xã hội, bạn hãy tự hỏi:
1. Thông tin này liệu có chính xác, đáng tin cậy hay không?
2. Chia sẻ thông tin này có đem lại giá trị tích cực gì cho cộng đồng không?
3. Chia sẻ thông tin này có ảnh hưởng xấu tới mình và người khác hay không?
Bạn nên đọc kỹ thông tin chứ đừng chỉ đọc lướt, kiểm tra và đối chiếu các nguồn tin khác nhau để chắc chắn đó là tin thật chứ không phải tin giả (fake news), trích rõ nguồn cung cấp thông tin.
Bạn đừng vội vàng like, share những thông tin chưa được xác thực hay chia sẻ những hình ảnh, nội dung mang tính tiêu cực, giật gân, bịa đặt, dàn dựng nhằm mục đích câu like, câu view hay chia sẻ với mục đích xấu, ảnh hưởng tiêu cực tới người khác.
Mỗi thao tác like, share, comment của bạn trên mạng xã hội không chỉ ảnh hưởng tới những người liên quan mà còn phản ánh phần nào tính cách của bạn, ảnh hưởng tới suy nghĩ của người khác về bạn.
Bởi vậy, trước khi thể hiện cảm xúc (yêu thích, buồn, ngạc nhiên, phẫn nộ...) hay bình luận về bài đăng của người khác trên mạng xã hội, bạn hãy tự đặt mình vào vị trí của người đó và tự hỏi:
1. Liệu mình đã chắc chắn hiểu đúng ý họ muốn nói chưa?
2. Họ sẽ suy nghĩ và cảm nhận thế nào khi nhận được những cảm xúc và bình luận như vậy?
3. Liệu hành động của mình có thể khiến họ bị tổn thương hay không?
4. Liệu mọi người sẽ nghĩ gì về mình khi mình bình luận hay thể hiện cảm xúc như vậy?
Mạng là ảo nhưng tổn thương là thật. Vì vậy, là một “công dân số văn minh”, bạn nên comment có tính xây dựng, thể hiện sự ủng hộ, cảm thông và thấu hiểu người khác thay vì chỉ nói cho sướng miệng, thỏa mãn cái tôi của một anh hùng bàn phím.
Bạn càng không nên sử dụng lời lẽ thiếu lịch sự, có tính chất miệt thị, xúc phạm, bôi nhọ người khác hoặc nói tục, chửi bậy trên mạng xã hội.
Thế giới mạng xã hội là ảo nhưng có quy tắc ứng xử và những giới hạn mà bạn cần tuân theo. Hơn nữa, điều gì bạn không muốn người khác làm với mình thì cũng đừng làm cho người khác nhé!
Hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng.
- Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
- Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ xúy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
- Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn.
- Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc.
(Khoản 1, Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03-02-2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử)
Ths. NGUYỄN HẢI ANH - Chuyên gia về bảo vệ trẻ em, Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD)
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận