Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Ấp đảo Thiềng Liềng nằm sâu trong xã đảo Thạnh An. Đây là ấp đảo xa nhất của TP.HCM, được mệnh danh là "đảo trong đảo".
Cả ấp chỉ có đường độc đạo hình oval dài tầm 4 km, uốn quanh ruộng muối, sông, rạch và rừng ngập mặn. Đa phần học sinh là con nhà diêm dân (làm muối). Nhiều gia đình kinh tế khó khăn, cuộc sống quanh năm quẩn quanh trên đảo.
Thiềng Liềng chỉ có 1 trường (là phân hiệu của Trường tiểu học Thạnh An), gồm 5 lớp tiểu học và 1 lớp mầm non. Mỗi năm có khoảng 30 - 50 em nhập học, 5 giáo viên chia nhau đứng lớp. Lên cấp 2, các bạn đi đò qua Thạnh An, học ở Trường THCS-THPT Thạnh An, thời gian di chuyển tầm 40 đến 45 phút.
Trước năm 2018, ở Thạnh An chỉ có trường cấp 2, những bạn lên cấp 3 phải vào Cần Thạnh học. Tính ra để bước học THPT, các bạn phải đi 2 chuyến đò, 1 chuyến xe buýt, mất tầm 1 giờ 30 phút. Để đảm bảo đúng giờ vào học, nhiều bạn thức dậy từ tờ mờ sáng.
Cô Nguyễn Thị Hồ Điệp (giáo viên Trường tiểu học Thạnh An) sinh ra và lớn lên ở Thiềng Liềng (huyện Cần Giờ, TP.HCM). Sau khi tốt nghiệp ngành sư phạm Trường đại học Sài Gòn, cô Điệp quyết định trở về ấp đảo.
Cô cho biết từ năm lớp 6 cô đã sống trong ký túc xá của trường bởi khi ấy không có đò đưa đón học sinh như bây giờ.
"Tính từ cấp 2 đến lúc tốt nghiệp đại học, mình xa nhà gần chục năm. Lấy được bằng sư phạm, trong đầu mình chỉ có suy nghĩ sẽ trở về Thiềng Liềng dạy học" - cô Điệp tâm sự.
Thời điểm cô Điệp mới về trường, cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế. Thầy cô phải mày mò chế dụng cụ giảng dạy, học tập. Từ năm 2020, trường được xây mới, các lớp được trang bị ti vi nên việc dạy học cũng thuận tiện hơn.
Mỗi khi có lịch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, cô Điệp và đồng nghiệp ở Thiềng Liềng sẽ đi vỏ lãi sang đảo Thạnh An.
"Mỗi ngày chỉ có hai chuyến đò lúc 5h30 sáng và 5h chiều theo lịch học của học sinh. Thầy cô đi buổi trưa sẽ ngồi vỏ lãi. Di chuyển tuy có nhanh hơn nhưng chi phí cao hơn. Tuy nhiên, vào mùa gió chướng, đi vỏ lãi khá nguy hiểm" - cô kể.
Thời gian sau này, các thầy cô đỡ vất vả hơn vì có những cuộc họp, buổi tập huấn được tổ chức trực tuyến.
Cô Điệp và 4 đồng nghiệp chia nhau đứng lớp, xoay vòng mỗi năm một khối. Thời gian đầu, cô khá bỡ ngỡ khi chuyển khối liên tục, nhất là khi chuyển từ lớp 1 lên lớp 5. Sau này quen dần, mỗi thầy cô đều tự động bồi dưỡng chuyên môn, học hỏi thêm để đảm bảo chất lượng giảng dạy.
Nhiều năm đi dạy, cô Điệp có vô vàn kỷ niệm, nhưng ấn tượng nhất là năm đầu tiên sau khi tốt nghiệp. "Trước khi đến nhận lớp, mình hình dung có rất nhiều học sinh đang ngồi đợi mình. Khi đến nơi, không ngờ trong lớp chỉ có vỏn vẹn... 5 em" - cô kể.
Nhiều năm trước, do kinh tế khó khăn nên có học sinh bỏ học, thầy cô phải vào nhà vận động. Sau này kinh tế ổn hơn, phụ huynh quyết tâm cho con em ăn học nên sỉ sổ lớp đông hơn.
Là người địa phương, am hiểu cuộc sống và con người ở đây nên cô Điệp dễ dàng gắn bó với các em, với phụ huynh.
"Vui nhất là các em đã chủ động đến trường, học hành chăm chỉ và ngoan ngoãn. Khách du lịch đến Thiềng Liềng đều khen các em lễ phép, dễ thương" - cô Điệp hạnh phúc kể.
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận