Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Đông đảo học sinh tham gia Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2025 tại Đại học Bách khoa Hà Nội - Ảnh: NAM TRẦN
Sáng 16-3, Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2025 đã diễn ra tại khuôn viên Đại học Bách khoa Hà Nội. Ngày hội do báo Tuổi Trẻ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội và Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức.
Với quy mô gần 300 gian tư vấn của hơn 100 cơ sở đào tạo trong và ngoài nước, ngày hội thu hút đông đảo phụ huynh và học sinh đến trải nghiệm và lắng nghe tư vấn từ đại diện các đơn vị.
Tại ngày hội, một học sinh đặt câu hỏi: "Hiện tại AI được ứng dụng trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn rất rộng rãi. Có rất nhiều báo nói về "nhà báo robot". Vậy cơ hội nghề nghiệp của sinh viên báo chí sẽ ra sao trong tương lai?"
Giải đáp cho câu hỏi này, PGS.TS Đặng Thị Thu Hương (phó hiệu trưởng Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết AI mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều thách thức đối với ngành báo chí, truyền thông.
Cô lý giải những thành tựu vượt trội về công nghệ đang tác động mạnh mẽ đến công cuộc chuyển đổi số báo chí.
"AI có thể phân tích được dữ liệu khối lớn, đưa ra những dự đoán, những xu hướng, tương tác được với độc giả, khán giả. Đặc biệt, AI có thể tạo ra những "nhà báo robot" sản xuất được khối lượng tin rất nhanh chóng..." - cô nói.
Thế nhưng, cô Hương cũng cảnh báo những công nghệ này tạo thời cơ cho những người mạo danh giọng nói, hình ảnh... Và thực tế dễ nhận thấy là tin giả đang phát tán và tác động tiêu cực đến đời sống xã hội.
Do vậy, cô Hương nhấn mạnh: "Công nghệ dù phát triển đến đâu thì cũng không thay thế được con người, thay thế được nhà báo."
Nhà báo đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm chứng thông tin, sáng tạo, khám phá những góc nhìn mới để tạo ra những tác phẩm báo chí có sức lay động, phục vụ được cộng đồng và có tính định hướng.
Nhà báo cũng cần có kết thức nền tảng sâu rộng để có thể phân tích, bình luận và đặc biệt là có những phản biện xã hội, xây dựng báo chí giải pháp, có tính nhân văn. Đó là điều làm nên sự khác biệt của nhà báo và AI.
Cuối cùng, cô Hương nhắn nhủ: "Các em yên tâm là các trường đại học có đào tạo về báo chí thì chúng tôi cũng đang thay đổi chương trình và có những học phần mới bên cạnh kiến thức truyền thống.
Tại Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn có đưa rất nhiều học phần (ví dụ: về kỹ năng sử dụng AI, về công nghệ phân tích dữ liệu, về công nghệ thực tế ảo tăng cường) để trang bị thêm kiến thức và kỹ năng để khai thác AI phục vụ cho cộng đồng."
Trả lời cho câu hỏi này, PGS. TS Đặng Thị Thu Hương cho biết đối với quy chế đào tạo của Đại học Quốc gia Hà Nội vẫn cho các bạn một cơ hội chuyển ngành học với điều kiện:
- Sau khi kết thúc năm thứ nhất, sinh viên có điểm đầu vào đáp ứng điểm trúng tuyển của ngành muốn chuyển sang học.
- Sinh viên tích lũy đủ số tín chỉ tối thiểu theo quy định.
- Sinh viên điểm trung bình các học phần đạt 2.5/4.0.
Lưu ý: Quy định về chuyển ngành chỉ áp dụng cho sinh viên khi kết thúc năm thứ nhất, không áp dụng cho sinh viên học từ năm thứ hai trở đi.
Tuy nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội cho phép sinh viên (từ năm thứ 2 trở đi) học 2 chương trình đào tạo và có cơ hội có 2 bằng đại học chính quy.
Đối với các ngành ngoại ngữ, TS Nguyễn Thị Cúc Phương (phó hiệu trưởng Trường đại học Hà Nội) cho biết cũng như mọi lĩnh vực khác, các ngành ngoại ngữ có bị tác động bởi AI.
Giả sử, với nghề biên phiên dịch, hiện nay AI đã dịch khá tốt. Nhưng nó chỉ là công cụ hỗ trợ chứ không thể thay thế con người ở khía cạnh kỹ năng nghề nghiệp.
PGS.TS Đặng Thị Thu Hương (phó hiệu trưởng Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, áo vàng) và TS Nguyễn Thị Cúc Phương (phó hiệu trưởng Trường đại học Hà Nội) - Ảnh: NAM TRẦN
Cũng theo cô Cúc Phương, tại Việt Nam, hiện có khoảng 130 cơ sở đang đào tạo ngành ngôn ngữ Anh và có khoảng hơn 10 ngoại ngữ đang được đào tạo gắn với các chuyên ngành khác.
Sinh viên theo học ngành ngoại ngữ không chỉ học các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết mà còn được đào tạo gắn với các chuyên ngành khác nhau. Ví dụ, các nghề mà ngành ngoại ngữ có đào tạo: giáo viên, du lịch, truyền thông, thương mại, đối ngoại,...
Đặc biệt, với số lượng khách du lịch ghé thăm Việt Nam khoảng 11 triệu lượt mỗi năm, cô Phương cho biết đây là một thị trường rất năng động cho những bạn làm nghề ngoại ngữ mà "tiếng càng hiếm thì lương càng cao."
Chưa được học tiếng Hàn, Nhật, Đức,... ở trường THPT thì khi vào trường đại học có được học lại từ đầu hay không?
Theo TS Nguyễn Thị Cúc Phương, tất cả các thứ tiếng mà bạn chưa được học hoặc học ít ở phổ thông thì khi vào đại học, các bạn đều được học từ đầu, trừ tiếng Anh. Vì tiếng Anh các bạn đã đạt bậc 3/6 khi học THPT nên khi vào đại học sẽ dạy với tiến độ nhanh hơn.
Nếu đã có chứng chỉ ngoại ngữ, các bạn sẽ được miễn học ngoại ngữ 1 năm đầu hoặc được học chương trình tùy theo sắp xếp của từng trường.
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận