Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Nước tiểu và Cốc nước tiểu gặp nhau theo lịch khám sức khỏe định kỳ hằng năm của con người, hoặc bất cứ khi nào con người cần được kiểm tra nước tiểu. Cùng nhau, chúng tớ tham gia vào một hoạt động gọi là “phân tích nước tiểu” và điều này hỗ trợ rất tốt cho sức khỏe con người.
Khi Nước tiểu tớ đây có rối loạn hay nhiễm trùng, các thành phần của tớ sẽ bị thay đổi. Lúc này, nhờ Cốc nước tiểu mang tớ đi phân tích mà bác sĩ sẽ phát hiện sự hiện diện của protein, các tế bào máu hay vi trùng bên trong tớ.
Bình thường, màu của tớ là vàng trong cho đến vàng thẫm, tùy thuộc vào độ loãng hoặc cô đặc. Thế nên, nếu tớ có màu bất thường như đỏ đậm, nâu hoặc trắng đục, đó có thể là dấu hiệu của bệnh.
Nước tiểu tớ đây thật ra có mùi không nặng lắm đâu. Tuy nhiên, một số trường hợp nhất định có thể làm cho tớ có mùi bất thường hoặc khó chịu, như mùi hôi, ngọt hoặc mùi mốc và điều đó cho thấy sức khỏe của bạn đang có vấn đề.
Nhớ để ý màu và mùi của tớ để phát hiện kịp thời những bất thường trong cơ thể nha!
ThS.BS NGUYỄN THANH VÂN
Bạn xem phim và thấy khi ai đó bị đuối nước, họ sẽ được cứu lên bờ và tự dưng có người tới... hôn họ! Không phải hôn đâu, đó là phương pháp sơ cứu hô hấp nhân tạo.
Hô hấp nhân tạo giúp người không còn khả năng tự thở có thể phục hồi chức năng thở. Khả năng cứu sống nạn nhân sẽ cao hơn nếu hô hấp nhân tạo được thực hiện sớm. Vậy nên, chúng ta cần học và thành thạo phương pháp này để cứu người bạn nhé!
Thứ trông có vẻ như là một “nụ hôn” thực ra chính là quá trình chúng ta đưa không khí từ bên ngoài vào phổi để cung cấp O2 cho nạn nhân và thải khí CO2 từ phổi ra ngoài.
Nguyên lý hoạt động khá đơn giản. Hệ hô hấp chịu trách nhiệm cung cấp và trao đổi khí cho toàn cơ thể. Không khí được hít vào bằng mũi, miệng, tiếp theo đến hầu, thanh quản, sau đó xuống khí quản, phế quản và tiểu phế quản, kết thúc tại phế nang của phổi. Tại đây, phổi thực hiện quá trình trao đổi khí O2 và CO2.
Để cứu nạn nhân, bạn phải giúp không khí đi vào phổi càng sớm càng tốt. Nhưng không khí không thể tự động bay vào mũi nên bạn cần bịt mũi nạn nhân, đồng thời ngậm chặt miệng nạn nhân rồi thổi mạnh một làn hơi vào miệng.
Lượng không khí đó sẽ mang O2 đến phổi, “tiếp sức” cho hệ hô hấp của nạn nhân. Và một làn hơi thì chưa đủ!
Bạn cần thổi liên tục 1-2 làn hơi, sau đó dừng lại lấy hơi rồi thổi tiếp 15-20 lần như vậy trong 1 phút.
Đã hít vào thì phải thở ra. Vì cấu tạo của lồng ngực có tính linh hoạt nên có thể nạn nhân sẽ tự động thực hiện động tác thở ra sau những lần bạn thổi hơi vào. Và bạn phải thực hiện như thế cho đến khi nhận được sự hỗ trợ từ nhân viên y tế.
Phương pháp hô hấp nhân tạo đa số phải tiến hành kết hợp với ép tim ngoài lồng ngực.
Đừng quên tự trang bị kiến thức sơ cấp cứu này để dùng trong trường hợp khẩn cấp nhé!
TS.BS LÊ HỒNG VÂN & BS. LÊ THỊ THU THẢO
Dự án Công tắc Khoa học được thực hiện bởi Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford - OUCRU; Công ty Bayer Việt Nam và Ấn phẩm Khăn Quàng Đỏ của báo Tuổi Trẻ.
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận