Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Thuở ấy, các nhà khoa học lỗi lạc như Aristotle, Herophilus đã thực hiện nhiều thí nghiệm để khám phá chức năng của sinh vật sống. Cho đến ngày nay, thí nghiệm trên động vật vẫn được thực hiện với giám sát đạo đức nghiêm ngặt. Vì sao các thí nghiệm này lại cần thiết?
Trong khoa học, lựa chọn đối tượng nghiên cứu là một vấn đề khó nhằn. Nhìn tới nhìn lui, so với thực vật hay nấm thì động vật có nhiều tương đồng về mặt sinh học với con người hơn.
Do đó, chúng cũng có thể mắc nhiều bệnh tương tự con người như bệnh tim, ung thư hay tiểu đường.
Trước hết phải kể đến các chú chuột trong phòng thí nghiệm. Chuột có hệ miễn dịch khá giống con người như lá lách, hạch bạch huyết hoặc các tế bào miễn dịch B và T… nên cơ thể của chúng khi có bệnh cũng sẽ có những phản ứng gần giống với người bệnh.
Cụ thể hơn, khi bị bệnh vẩy nến, hệ miễn dịch của chuột cũng sản sinh ra các chất gây viêm tương tự như con người. Vì vậy, đối với loại bệnh liên quan đến đáp ứng miễn dịch như vẩy nến, các nhà khoa học sẽ “nhờ vả” các chú chuột để làm thử nghiệm.
Bạn thấy đó, vai trò của động vật trong nghiên cứu khoa học là giúp làm tăng độ chính xác của thí nghiệm.
Để đảm bảo dữ liệu được ghi nhận chi tiết và chính xác, các nhà khoa học cần liên tục quan sát đối tượng nghiên cứu. Việc này rất khó thực hiện với sinh vật siêu “tăng động” như người. Nghĩ mà xem, con người chúng ta chỉ cần 1 giờ đồng hồ cùng 1 chiếc xe máy là đã có thể đi đến bao nhiêu nơi, ăn bao nhiêu món và tiếp xúc với bao nhiêu người (cùng với các sinh vật khác) rồi.
Hơn nữa, con người thuộc nhóm động vật ăn tạp, tức là có khả năng ăn được nhiều loại thực phẩm khác nhau. Đặc điểm này có thể thành rào cản siêu to cho các thử nghiệm liên quan đến vấn đề dinh dưỡng. Vậy sẽ thật khó để các nhà khoa học ghi nhận và phân tích kết quả thí nghiệm khi có quá nhiều thứ liên quan đến chế độ sinh hoạt và ăn uống của con người.
Trong khi đó, động vật lại dễ dàng quản lý hơn, chúng ta có thể kiểm soát được hoạt động của chúng. Ngoài ra, một số loài động vật sinh sản nhanh như chuột cũng có lợi cho các nghiên cứu liên quan đến di truyền.
Di chuyển nhiều và ăn tạp là những đặc tính của con người, không có gì sai cả. Tuy nhiên, nghiên cứu khoa học đòi hỏi chính xác, chặt chẽ và kiểm soát tối đa các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả. Do đó, nghiên cứu khoa học vẫn cần sự góp mặt của một số động vật.
Nhưng bạn nhớ nha, các nghiên cứu bài bản liên quan đến động vật phải được thông qua bởi hội đồng đạo đức. Họ có nhiệm vụ đánh giá kỹ càng lợi và hại mới đưa ra quyết định thực hiện. Động vật không thể mang ra làm thí nghiệm bừa bãi đâu!
Dự án Công tắc Khoa học được thực hiện bởi Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford - OUCRU; Công ty Bayer Việt Nam và Ấn phẩm Khăn Quàng Đỏ của báo Tuổi Trẻ.
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận