Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Sinh viên Trường đại học Mở TP.HCM tại gian hàng Indonesia thuộc Lễ hội Thanh niên TP.HCM - Ảnh: THẢO NGỌC
Không gian giao lưu văn hóa ASEAN+ tại Lễ hội Thanh niên TP.HCM (Youth Fest) là một trong những khu vực rộn ràng và rực rỡ màu sắc nhất.
Nơi đây quy tụ nhiều gian hàng từ các trường đại học trên địa bàn thành phố, đại diện cho các quốc gia trong khối ASEAN như Indonesia, Lào, Campuchia,... và một số nước châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc,...
Mỗi gian hàng trưng bày các nhạc cụ, đồ dùng hằng ngày gắn liền với đời sống của các nước. Bên cạnh đó, các bạn sinh viên diện trang phục truyền thống của từng quốc gia để giới thiệu, quảng bá về văn hóa của đất nước đó đến với người tham dự lễ hội.
Trò chơi lật thẻ bài tìm cặp hình ảnh đặc trưng của nước Đông Timor - Ảnh: THẢO NGỌC
Nhóm sinh viên từ câu lạc bộ Ngôn ngữ và Văn hóa Indonesia, Trường đại học Mở TP.HCM mang đến 3 gian hàng của Singapore, Indonesia và Đông Timor.
Trong đó, gian hàng chính về Indonesia trưng bày đàn angklung, mô hình mặt nạ gỗ dùng trong kịch truyền thống,.... do câu lạc bộ sưu tầm và mượn từ Tổng lãnh sự quán Indonesia tại TP.HCM. Sinh viên, người dân có thể mặc thử nhiều bộ trang phục truyền thống của quốc gia này ngay tại gian hàng.
Đàn angklung, mô hình mặt nạ gỗ dùng trong kịch truyền thống của Indonesia - Ảnh: THẢO NGỌC
“Văn hóa Indonesia có một số nét tương đồng với Việt Nam tuy nhiên có sự khác biệt và phân nhánh đa dạng hơn tùy thuộc vào các nhóm dân tộc khác nhau”, Nguyễn Thị Bảo Trâm (sinh viên năm 3, khoa Xã hội học – Công tác xã hội – Đông Nam Á, Trường đại học Mở TP.HCM) chia sẻ.
Gian hàng của Campuchia và Lào do chính các sinh viên người Lào, Campuchia từ ký túc xá sinh viên Lào đang học tập tại Việt Nam phụ trách.
Anh Huon Leanghuor (sinh viên năm 6, khoa Y, Trường đại học Nguyễn Tất Thành) là sinh viên người Campuchia. Anh sang Việt Nam học từ năm 2017 và học tiếng Việt trong vòng 9 tháng. Giờ đây anh có thể sử dụng thành thạo tiếng Việt trong giao tiếp hằng ngày.
Anh Huon Leanghuor, sinh viên từ Campuchia giới thiệu về văn hóa quê hương - Ảnh: THẢO NGỌC
Sau nhiều năm học tại TP.HCM, anh Huon Leanghuor cho biết môi trường sống và học tập tại đây rất thoải mái và nhộn nhịp, người dân hiếu khách và nhiệt tình.
“Không gian giao lưu văn hóa tại Lễ hội Thanh niên TP.HCM (Youth Fest) 2025 là cơ hội để mình tiếp xúc văn hóa từ nhiều nước khác nhau cùng một lúc.
Đây còn là dịp để các bạn sinh viên ngành du lịch học hỏi thêm các kiến thức về các quốc gia cũng như thông tin hữu ích cho công việc sau này”, anh Huon Leanghuor cho biết.
Ban tổ chức Lễ hội Thanh niên TP.HCM cũng có các gian hàng check-in, trang trí nón lá, tìm hiểu về các quốc gia tại không gian giao lưu văn hóa này.
Đàn rô niết và dụng cụ đồ xôi của Lào - Ảnh: THẢO NGỌC
Hai sinh viên người Lào tại không gian giao lưu văn hóa - Ảnh: THẢO NGỌC
Khách tham quan tìm hiểu về văn hóa Indonesia - Ảnh: THẢO NGỌC
Hoạt động trang trí nón lá - Ảnh: THẢO NGỌC
Viết thư pháp tại gian hàng Nhật - Ảnh: THẢO NGỌC
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận