Ghé lớp học Đèn Dầu (Youth Fest) nghe văn nghệ xung kích

Thứ bảy, 22/03/2025 22:12 (GMT+7)

Lớp học Đèn Dầu là một hoạt động thuộc khuôn khổ Lễ hội Thanh niên TP.HCM (Youth Fest) 2025.

Ca sĩ Ngọc Hà biểu diễn ca khúc Em đi qua cầu cây (sáng tác: nhạc sĩ Lê Văn Lộc) - Clip: ĐHT

Lớp học Đèn Dầu: hoạt động đáng chú ý trong khuôn khổ Youth Fest 2025

Lớp học Đèn Dầu được tổ chức ngay cổng vào (đường Phạm Ngọc Thạch) Nhà văn hóa Thanh niên trong 2 đêm 21 và 22-3. Đây là hoạt động thuộc khuôn khổ Lễ hội Thanh niên TP.HCM (Youth Fest) 2025.

Ghé lớp học Đèn Dầu nghe văn nghệ xung kích thời hoa lửa  - Ảnh 3.

Sân khấu lớp học Đèn Dầu - Ảnh: ĐHT

Với chủ đề Đêm văn nghệ xung kích, lớp học Đèn Dầu tái hiện không khí thời hoa lửa, cái thời "tiếng hát át tiếng bom". Khi đó, văn hóa văn nghệ cũng là một mặt trận, và người nghệ sĩ cũng giống như chiến sĩ.

Ghé lớp học Đèn Dầu nghe văn nghệ xung kích thời hoa lửa  - Ảnh 5.

Ca sĩ, MC và band nhạc chọn trang phục trắng phối với khăn rằn - Ảnh: ĐHT

Họ đã dùng lời ca tiếng hát để tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho người ngoài tiền tuyến, người chốn hậu phương. Mỗi câu hát chứa đựng cả tấm lòng yêu nước, thương dân, khát khao độc lập, tự do.

Đêm văn nghệ xung kích cũng khiến người ta bồi hồi nhớ lại hình ảnh của những người nghệ sĩ văn công.

Trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và cả thời kỳ chiến tranh biên giới, Quân đội nhân dân Việt Nam đều tổ chức lực lượng văn công xung kích.

Họ ra tận chiến trường để biểu diễn, động viên đồng đội, đồng chí của mình. Họ trực tiếp đối mặt với đạn bom khói lửa. Các chiến sĩ quân đội nhân dân rất yêu mến và gọi họ là lực lượng "binh chủng ca".

Người trẻ hát cho người trẻ nghe

Tham gia biểu diễn tại lớp học Đèn Dầu tối 22-3, ca sĩ Ngọc Hà chia sẻ, được hát những bài ngợi ca quê hương, đất nước, truyền thống cách mạng là một niềm hạnh phúc. Cảm giác càng đặc biệt hơn khi cả nước đang rộn ràng không khí chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Trong đêm nhạc, các ca sĩ Ngọc Hà, Đoàn Mạnh Hòa và Đông Triều đã thể hiện nhiều ca khúc đi cùng năm tháng như Mặt trời bé con, Nơi đảo xa, Em đi qua cầu cây, Trở về dòng sông tuổi thơ, Quê hương tình yêu và tuổi trẻ, Bài ca đất phương Nam...

Những nhạc phẩm bất hủ được thể hiện bởi các giọng ca trẻ, được phối theo phong cách trẻ. Điều này khiến người nghe cảm thấy tươi mới hơn. Dĩ nhiên, tinh thần cách mạng, nhiệt huyết tuổi trẻ vẫn được thể hiện một cách trọn vẹn.

Khánh Vy (quận 8) cùng bạn tình cờ đi ngang lớp học Đèn Dầu và nán lại nghe nhạc. "Nghe nhạc trong không khí này thật sự rất đặc biệt. Những bài hát khiến mình cảm thấy tự hào và yêu quê hương, đất nước hơn" - Vy chia sẻ.

Ghé lớp học Đèn Dầu nghe văn nghệ xung kích thời hoa lửa  - Ảnh 6.

Khánh Vy (áo đen) và bạn đã nán lại lớp học Đèn Dầu rất lâu để nghe nhạc - Ảnh: ĐHT

Ghé lớp học Đèn Dầu nghe văn nghệ xung kích thời hoa lửa  - Ảnh 7.

Nhiều bạn trẻ sau khi hoàn thành phần biểu diễn Tóc Xanh Vạt Áo đã ghé lớp học Đèn Dầu thưởng thức âm nhạc - Ảnh: ĐHT

Ghé lớp học Đèn Dầu nghe văn nghệ xung kích thời hoa lửa  - Ảnh 8.
Ghé lớp học Đèn Dầu nghe văn nghệ xung kích thời hoa lửa  - Ảnh 9.
Ghé lớp học Đèn Dầu nghe văn nghệ xung kích thời hoa lửa  - Ảnh 10.

Lớp học Đèn Dầu được tổ chức tại khu phức hợp ẩm thực - giải trí Góc đèn dầu. Góc đèn dầu ra đời năm 2022, hoạt động tại Nhà văn hóa Thanh niên. Điểm đặc trưng của khu phức hợp ẩm thực - giải trí này chính là sự hiện diện của đèn dầu trên mỗi chiếc bàn gỗ - Ảnh: ĐHT

Lễ hội Thanh niên TP.HCM (Youth Fest) năm 2025 diễn ra trong ba ngày (từ 21 đến 23-3).

Youth Fest lần thứ 5 được tổ chức tại Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM (quận 1) và tuyến đường Phạm Ngọc Thạch (quận 1, đoạn từ Lê Duẩn đến Nguyễn Thị Minh Khai). Trong đó, lễ khai mạc diễn ra lúc 18h30 ngày 21-3 tại khu vực sân khấu chính.

Sự kiện nhằm chào mừng Tháng Thanh niên 2025, kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên

    Đáp án: