Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Dưới đây là bài viết của cô Đoàn Xuân Nhung về đề Văn trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 gửi về cho Mực Tím.
Đề thi rất gần gũi với học sinh. Chủ đề của đề thi là Nhịp trái tim không chỉ dành riêng cho mình.
Nghị luận văn học đề 1 là cảm nhận về tình cảm của nhân vật bé Thu dành cho cha trong Chiếc lược ngà. Đề này rất gần gũi với tâm trí của học sinh vì nhân vật bé Thu gần như tương đồng với lứa tuổi học sinh cả về tâm lý trẻ con và tình cảm dành cho cha – tình cảm cao đẹp mà bất kì học sinh nào cũng đang nuôi dưỡng.
Khi phân tích tác phẩm xong, các em có thể liên hệ với thực tế cuộc sống hoặc tác phẩm khác, nhất là đề tài gia đình như Nói với con của Y Phương, Bếp lửa của Bằng Việt. Từ đó rút ra được bài học rằng tình cảm của gia đình là tình cảm thiêng liêng, cao quý.
Tôi tâm đắc đề thứ 2 của phần nghị luận văn học về Câu lạc bộ Bạn yêu thơ. Đây là năm thứ hai, Sở hình thành đề từ hoạt động sinh hoạt của Câu lạc bộ.
Năm ngoái là Câu lạc bộ Lớn lên cùng Sách, năm nay là Câu lạc bộ Bạn yêu thơ. Góc chia sẻ phù hợp với đề tài nhịp trái tim ở trên. Trái tim của mình đập là không chỉ cho riêng mình mà còn đập vì những người xung quanh mình.
Trong hoạt động này, đây là bức thư của một bạn thành viên câu lạc bộ gửi đến, bạn không hề vô cảm với thơ nhưng bạn khó khăn trong việc phân tích thơ.
Bạn mong muốn nhờ các bạn thí sinh dự thi hỗ trợ bằng cách chọn khổ thơ, một đoạn hoặc bài thơ để phân tích và cho ví dụ khổ cuối bài thơ Đồng chí của Chính Hữu.
Đây là đề mở cho học sinh về thể loại thơ. Bạn này gửi thư tới, các em học sinh làm là hoàn thành việc sẻ chia, giúp đỡ được bạn đang viết thư gửi cho mình.
Khi thí sinh viết bài là trái tim đập cùng thơ cùng đồng nhịp rung cảm với tác phẩm nghệ thuật và có thể giúp được bạn đang gửi thư cho mình. Với đề thi lần này, thí sinh có thể thỏa sức sáng tạo trong đề 2 nghị luận văn học hơn.
Phần đọc hiểu rất vừa sức với các em học sinh. Tôi rất ấn tượng câu c và d của phần này nhất là tổ chức hoạt động cho các bạn trẻ, khơi lên trái tim với biển đảo quê hương.
Phần nghị luận xã hội không khó. Đề thi giới thiệu tên cuốn sách, sau đó đưa ra lời khuyên, và hỏi các bạn có đồng ý không, đây là điểm mới của năm nay.
Điểm mới giúp cho học sinh tiếp cận với sách nhiều hơn. Để làm bài tốt, đòi hỏi các bạn đọc thật nhiều sách, hình thành cách viết, lối hành văn, bám sát các đề tài nghị luận xã hội.
Đây là hoạt động có thể sáng tạo, thí sinh có thể nghĩ ra bất kì hoạt động nào, gắn liền với việc khơi dậy tình cảm, tình yêu với biển đảo.
Sau thi xong, các em học sinh nên gác lại lo lắng muộn phiền, tập trung vào những gì mang đến niềm vui. Hãy tự tin vào bản thân, thoải mái trong thời gian chờ đợi kết quả điểm. Dù sao đi nữa, các em đã cố gắng hết sức.
Cô Xuân Nhung cho biết sau khi môn văn tuyển sinh lớp 10, nhiều học trò của cô chọn đề số 2. Theo các bạn, đề thi về thơ gây cho các bạn nhiều cảm xúc hơn.
Trong chương trình lớp 9 có nhiều bài thơ thuộc các chủ đề khác nhau như: tình yêu nước: (Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính); tình yêu thiên nhiên: (Sang thu, Mùa xuân nho nhỏ, Đoàn thuyền đánh cá); tình cảm gia đình: (Bếp lửa, Nói với con)… Các tác phẩm ấy đều gần gũi và giúp các em khơi dậy những tình cảm sâu sắc trong tâm hồn.
Ngoài ra, cô cũng chia sẻ thêm một số kinh nghiệm làm bài môn văn cho các học sinh. Đó là các bạn cần đọc đề kỹ, phân tích, khoanh vùng các yêu cầu của đề rồi mới bắt đầu chọn đề, làm bài. Đề nào gây cảm hứng và đúng lợi thế của bạn hơn thì chọn đề đó.
Bên cạnh đó, các bạn cần học thuộc thơ, văn, thẩm thấu tác phẩm để khi làm, bạn có thể đưa dẫn chứng vào bài một cách uyển chuyển, linh hoạt.
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận