Học trò Trường THPT Nguyễn Thái Bình học lịch sử qua nhạc kịch, hoạt cảnh

Thứ ba, 07/01/2025 05:38 (GMT+7)

Ngày 6-1, chung kết hội thi Sử ca học đường của Trường THPT Nguyễn Thái Bình (quận Tân Bình, TP.HCM) đã diễn ra với sự tham dự của hơn 2.000 học sinh.

Học trò Trường THPT Nguyễn Thái Bình học lịch sử qua nhạc kịch, hoạt cảnh- Ảnh 1.

Hội thi Sử ca học đường diễn ra ngày 6-1 tại Trường THPT Nguyễn Thái Bình có sự tham dự của học sinh cả ba khối lớp 10, 11, 12 - Ảnh: MAI TRÚC

Học lịch sử qua hát, múa, nhạc kịch 

Sử ca học đường là hoạt động thường niên của Trường THPT Nguyễn Thái Bình, với mục tiêu giáo dục, nâng cao tinh thần yêu nước của học sinh.

Năm nay, hội thi được tổ chức nhằm hướng đến kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên (9-1-1950 – 9-1-2025) và 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12-1944 – 22-12-2024).

Hội thi thu hút sự tham gia của học sinh ở cả ba khối lớp 10, 11, 12. Trước đó, các nhóm dự thi đã trải qua hai vòng thi  cam go trước khi bước vào chung kết xếp hạng.

Trong ngày tranh tài cuối cùng, các tiết mục dự thi được teen Nguyễn Thái Bình thể hiện công phu, sáng tạo với đa dạng hình thức: hát, múa, nhạc kịch, hoạt cảnh,…

Học trò Trường THPT Nguyễn Thái Bình học lịch sử qua nhạc kịch, hoạt cảnh- Ảnh 2.

Cô Đoàn Thị Thu Hoài (hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Thái Bình) dành lời khen cho các tiết mục của học sinh tại vòng chung kết Sử ca học đường - Ảnh: MAI TRÚC

Học trò Trường THPT Nguyễn Thái Bình học lịch sử qua nhạc kịch, hoạt cảnh- Ảnh 3.
Học trò Trường THPT Nguyễn Thái Bình học lịch sử qua nhạc kịch, hoạt cảnh- Ảnh 4.
Học trò Trường THPT Nguyễn Thái Bình học lịch sử qua nhạc kịch, hoạt cảnh- Ảnh 5.
Học trò Trường THPT Nguyễn Thái Bình học lịch sử qua nhạc kịch, hoạt cảnh- Ảnh 6.
Học trò Trường THPT Nguyễn Thái Bình học lịch sử qua nhạc kịch, hoạt cảnh- Ảnh 7.
Học trò Trường THPT Nguyễn Thái Bình học lịch sử qua nhạc kịch, hoạt cảnh- Ảnh 8.

Một số tiết mục tại hội thi - Ảnh: MAI TRÚC, NHÀ TRƯỜNG CUNG CẤP

Thầy Nguyễn Đình Ly (trợ lý thanh niên Trường THPT Nguyễn Thái Bình, thành viên ban giám khảo) chia sẻ: "Sử ca học đường không chỉ là nơi học sinh thể hiện tài năng mà còn là dịp để các em hiểu hơn về lịch sử dân tộc, trân trọng sự hy sinh của cha ông, từ đó nuôi dưỡng lòng biết ơn và ý chí phấn đấu trong học tập".

Thầy nhận xét các tiết mục năm nay khai thác sâu yếu tố lịch sử, đề cập đến những vấn đề lớn như chủ quyền biển đảo...

"Có những lớp đã lên kế hoạch từ 3 - 4 tháng trước, thể hiện sự nghiêm túc, tâm huyết với hội thi. Nhờ đó, nhiều tiết mục đạt chất lượng cao, khiến ban giám khảo khá đau đầu để chọn ra tiết mục xuất sắc nhất", thầy chia sẻ.

Theo thầy Ly, ban tổ chức đã đặt ra 10 tiêu chí chấm điểm. Trong đó 3 tiêu chí quan trọng nhất là ý tưởng, âm nhạc và thần thái biểu diễn.

Mỗi tiết mục cần có câu chuyện rõ ràng, nội dung sâu sắc; âm nhạc lồng ghép phù hợp, tạo được cảm xúc cho người xem; cùng với thần thái tự tin, biểu cảm tốt để truyền tải trọn vẹn thông điệp.

Học trò Trường THPT Nguyễn Thái Bình học lịch sử qua nhạc kịch, hoạt cảnh- Ảnh 10.

Teen Nguyễn Thái Bình theo dõi các tiết mục trên sân khấu - Ảnh: MAI TRÚC

Biến kiến thức trong sách thành những màn trình diễn sống động

Bạn Lê Phúc Hân (đại diện lớp 10A4 - đội giành giải nhất khối 10 với tiết mục Nữ cường Trần Thị Lý) cho biết, lớp bạn dành khoảng 2 tuần để tập luyện. 

Nói về lý do chọn khắc họa câu chuyện của anh hùng Trần Thị Lý, Hân bày tỏ: "Nhóm muốn mang đến hình ảnh một nữ anh hùng chưa được nhiều bạn biết đến, để mọi người có thêm cơ hội hiểu hơn về những hy sinh thầm lặng của cha ông trong quá khứ".

Học trò Trường THPT Nguyễn Thái Bình học lịch sử qua nhạc kịch, hoạt cảnh- Ảnh 11.

Phúc Hân (áo trắng) vui mừng khi nghe lớp mình được xướng tên giải nhất - Ảnh: MAI TRÚC

Trong khi đó, bạn Nguyễn Phương Ngân (phó bí thư Đoàn Trường THPT Nguyễn Thái Bình, đại diện lớp 12A10 - lớp giành giải nhì khối 12 với tiết mục Vạn xuân) tiết lộ câu chuyện cảm xúc đằng sau sản phẩm dự thi: "Vở kịch lấy bối cảnh năm 1963 ở nước ta, khi các cuộc biểu tình cho phong trào đấu tranh yêu nước của học sinh, sinh viên bùng lên mạnh mẽ. 

Nhóm mình muốn khắc họa hình ảnh giới trẻ thời kỳ kháng chiến, những người vẫn mang trong mình những tình cảm riêng tư - tình yêu gia đình, tình yêu đôi lứa.

Nhưng cuối cùng, họ chọn đặt tình yêu quê hương, đất nước lên trên hết. Họ dấn thân, cống hiến và hy sinh vì Tổ quốc".

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên

    Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM ban hành bộ tiêu chí Trường học hạnh phúc với 3 nhóm tiêu chuẩn về con người; dạy học và hoạt động giáo dục; môi trường.

    Trong đó, nhóm tiêu chuẩn về con người gồm 6 tiêu chí; nhóm tiêu chuẩn về dạy học và hoạt động giáo dục có 8 tiêu chí và nhóm tiêu chuẩn về môi trường có 4 tiêu chí.

    Xem thêm

    Đáp án: