Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Đang mùa ôn thi, nhiều teen vẫn bị cuốn vào chuỗi drama trên mạng xã hội - MINH HỌA BỞI GEMINI
Nhìn lại tháng 3 vừa qua, nhiều người cảm thấy ngộp bởi có quá nhiều drama bùng nổ. Từ trong nước đến quốc tế, từ chuyện tình cảm đến chuyện kinh doanh, ngày nào cõi mạng cũng xôn xao, ồn ào.
Rất nhiều tin nóng, phiên livestream xuất hiện lúc tối muộn, thậm chí nửa đêm. Người người, nhà nhà rủ nhau "hóng" drama, trong đó đa phần là các bạn trẻ.
Nhiều teen đang trong giai đoạn ôn thi nước rút, thời gian thi cử đã gần kề nên các bạn cần tỉnh táo trước làn sóng drama không hồi kết.
Mực Tím đã có cuộc trò chuyện với thạc sĩ tâm lý Trần Thị Thanh Trà (giảng viên Trường đại học Mở TP.HCM) về chủ đề này.
Theo thạc sĩ Thanh Trà, ở lứa tuổi teen, nhất là cấp 2, các bạn đang bước vào giai đoạn phát triển tâm lý rất đặc trưng.
Giai đoạn này có những đặc điểm tâm lý nổi trội như: nhạy cảm với các mối quan hệ xã hội, dễ bị thu hút bởi cảm xúc mạnh, có nhu cầu thể hiện bản thân trong tập thể.
Việc hóng drama hay theo dõi những sự kiện, tình huống căng thẳng bắt nguồn từ một số nguyên nhân:
Thạc sĩ tâm lý Trần Thị Thanh Trà (giảng viên Trường đại học Mở TP.HCM) - Ảnh: VŨ
Thứ nhất, nhu cầu được hòa nhập và không muốn bị lạc lõng.
Các bạn dễ dàng tham gia vào các cuộc trò chuyện xung quanh drama, ngay cả khi đó không phải là người mà các bạn quan tâm. Việc "biết chuyện" giúp teen có cảm giác mình đang là một phần của nhóm, không bị bỏ lại phía sau.
Thứ hai, tâm lý tuổi teen dễ bị kích thích bởi các yếu tố cảm xúc mạnh như sự bất công, tranh cãi, bí mật hay mâu thuẫn. Mà đây lại là những yếu tố thường có trong drama.
Điều này làm cho việc theo dõi drama trở nên hấp dẫn, như một cách trải nghiệm cảm xúc gián tiếp.
Cuối cùng, ở tuổi này, teen chưa hoàn toàn làm chủ được khả năng kiểm soát cảm xúc và lựa chọn hành vi.
Các bạn dễ bị cuốn vào drama một cách vô thức, dù biết nó không liên quan đến mình.
Nói tóm lại, việc hóng drama giống như món ăn tinh tinh thần đậm vị, dễ gây nghiện đối với các bạn.
Thạc sĩ Thanh Trà cảnh báo, việc hóng drama, đặc biệt vào ban đêm, có thể dẫn đến nhiều hậu quả đáng lo ngại - Đồ họa: ĐHT
Dưới đây là một số lời khuyên thạc sĩ Thanh Trà gửi đến teen:
Đầu tiên, hãy chủ động bảo vệ "vùng an toàn tâm lý" của mình. Nếu có nội dung khiến các bạn cảm thấy căng thẳng, tức giận hay buồn bã kéo dài, cần mạnh dạn unfollow, tắt thông báo hoặc rút khỏi cuộc tranh luận.
Thứ hai, hãy tập kỹ năng chọn lọc thông tin. Đặt câu hỏi trước khi tin vào điều gì đó: "Nguồn này có đáng tin không?", "Người đăng bài có mục đích gì?", "Việc này có liên quan đến mình?", "Tiếp tục theo dõi có giúp mình tốt hơn không?".
Thứ ba, biết nói "không" với nội dung độc hại. Teen hoàn toàn có quyền từ chối những câu chuyện gây mệt mỏi, những cuộc tranh cãi tiêu cực, hoặc việc chia sẻ lại những thứ gây tổn thương người khác.
Thứ tư, tập trung vào mục tiêu cá nhân. Giai đoạn ôn thi là thời điểm cần "giữ mình" trước những thứ gây xao nhãng. Hãy đặt câu hỏi: "Điều mình thật sự cần lúc này là gì?" - và chọn điều đó.
Cuối cùng, hãy cân bằng giữa học và nghỉ ngơi. Học tập chăm chỉ rất quan trọng, nhưng nếu không nghỉ ngơi hợp lý, tinh thần và sức khỏe sẽ suy giảm. Teen nên dành thời gian thư giãn, chơi thể thao, vận động nhẹ, nghe nhạc tích cực hoặc trò chuyện cùng bạn bè, người thân. Đó cũng là cách nạp năng lượng trước khi quay lại với việc học.
- Chủ động trò chuyện và lắng nghe: Tạo môi trường giao tiếp cởi mở để con cảm thấy an toàn khi chia sẻ những điều đang quan tâm trên mạng, kể cả những điều tiêu cực.
- Cùng con xây dựng "kỷ luật mềm" khi sử dụng mạng xã hội: Thay vì cấm đoán, nên cùng con thống nhất giờ giấc sử dụng thiết bị, nhấn mạnh tầm quan trọng của giấc ngủ, ăn uống và thời gian học tập.
- Làm gương trong hành vi trực tuyến: Cha mẹ cần kiểm soát thói quen của chính mình khi dùng mạng xã hội, không lan truyền tin tức chưa kiểm chứng, không tham gia các cuộc tranh cãi vô bổ.
- Tổ chức các buổi giáo dục truyền thông và chăm sóc sức khỏe tâm thần, giúp học sinh phân biệt truyền thông lành mạnh và truyền thông độc hại.
- Tăng cường chương trình tham vấn tâm lý học đường, chia sẻ về kỹ năng làm chủ cảm xúc, ứng phó với áp lực thi cử, hay cách xử lý khi bị cuốn vào drama mạng.
- Phối hợp với phụ huynh trong việc quản lý thông tin, từ đó cùng nhau xây dựng môi trường học đường - gia đình an toàn cho học sinh phát triển.
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận