Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Quán cà phê là nơi học tập, trao đổi của nhiều bạn học sinh, sinh viên - Ảnh: KỲ PHONG
Việc học tập, làm việc trong không gian quán cà phê dần trở thành thói quen trong nếp sống của nhiều bạn học sinh, sinh viên.
Dù TP.HCM có nhiều thư viện miễn phí, hiện đại, đáp ứng đủ nhu cầu học tập, nhưng với nhiều sinh viên, quán cà phê vẫn là lựa chọn ưu tiên mỗi khi cần tìm nơi để tập trung hoặc trao đổi bài vở cùng bạn bè.
Võ Thị Thúy Quy (sinh viên Trường đại học Thủy lợi TP.HCM) cho biết bạn thấy việc học ở quán cà phê hiệu quả hơn ở nhà.
"Khi học ở nhà, mình dễ mất động lực và hay bị chiếc giường quen thuộc hút lấy. Mình thích học ở quán cà phê, nhất là những nơi có không gian cổ điển, ấm cúng", Quy chia sẻ.
Quy thường học ở quán vào khoảng 13h đến 17h và hay gặp bạn bè cũng đến học. Việc có người học cùng giúp bạn cảm thấy dễ tập trung, có thêm động lực để học nghiêm túc hơn.
Việc có nhiều người học cùng học tại quán cà phê giúp nhiều bạn trẻ cảm thấy dễ tập trung hơn - Ảnh: KỲ PHONG
Cùng sở thích với Quy, Bùi Thị Mỹ Hòa (sinh viên Trường đại học Văn Hiến TP.HCM) cũng thích tự học ở quán cà phê hơn là ở nhà hay thư viện.
Nhắc đến thuật ngữ "tiếng ồn trắng", Hòa bày tỏ: "Mình thích cảm giác có chút tiếng động xung quanh khi học ở quán, không gian quá yên tĩnh hay gò bó ngược lại khiến mình dễ buồn ngủ, khó tập trung hơn". Hòa thường chọn quán có wifi mạnh, nhiều ổ điện và có phục vụ đồ ăn, thức uống.
Tuy nhiên, Hòa cho rằng chi phí là trở ngại lớn với sinh viên. Các quán cà phê đúng gu bạn thường có giá từ 50.000 đến 70.000 đồng mỗi món
Nói về việc một số quán không khuyến khích ngồi học quá lâu để đảm bảo phục vụ các khách hàng khác, bạn bày tỏ ý kiến đồng tình.
"Mỗi lần đi cà phê học, nếu ngồi lâu hơn 3 tiếng, mình sẽ gọi thêm một món nữa. Ngoài ra, mình luôn cố giữ trật tự, đeo tai nghe, không khó chịu nếu xung quanh hơi ồn. Vì quán cà phê là nơi để mọi người trò chuyện, thư giãn mà", Hòa chia sẻ.
Nguyễn Hải Dương (sinh viên Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP.HCM) thường "chạy deadline" ở quán cà phê trước kỳ thi hoặc khi bài vở dồn dập. Với Dương, thời lượng học không cố định mà phụ thuộc vào tiến độ hoàn thành công việc.
Bạn Nguyễn Hải Dương cặm cụi ôn tập môn Nhân học cho bài thi sắp tới tại một quá cà phê quen - Ảnh: KỲ PHONG
"Mình dễ bị xao nhãng bởi những yếu tố xung quanh. Nhưng khi học ở quán cà phê, mình lại hoàn thành công việc nhanh hơn và thấy đỡ mệt hơn", Dương chia sẻ.
Dù vậy, Dương cũng nhận thấy một số bất tiện, nhất là lúc cần tìm tài liệu tham khảo. "Ở thư viện, mình có thể đứng dậy tìm sách ngay. Nhưng có nhiều tài liệu không có bản điện tử nên học ở quán cà phê sẽ bị hạn chế", Dương nói.
Ở góc độ một người trẻ, Dương cho rằng xu hướng học ở quán cà phê vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực.
"Tích cực là nhiều người thật sự quan tâm đến việc học và hiệu quả học tập. Nhưng ngồi học lâu ở quán cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe", bạn nhận định.
Với Dương, điều quan trọng là mỗi quán cà phê nên xác định rõ mô hình kinh doanh của mình phù hợp với nhóm khách hàng nào. Đồng thời, người học cũng cần có ý thức tôn trọng không gian chung và giữ thái độ học tập phù hợp.
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận