Lên kế hoạch học tốt, đừng bỏ qua những gợi ý này

Thứ ba, 04/03/2025 11:36 (GMT+7)

Nếu bạn đang mong muốn cải thiện kết quả học tập bằng cách lập kế hoạch học tốt, hãy thử những gợi ý từ những bạn có thành tích học tập ấn tượng.

Lên kế hoạch học tốt, đừng bỏ qua những gợi ý này- Ảnh 1.

Có một kế hoạch hiệu quả có thể giúp teen cải thiện được kết quả học tập - Ảnh minh họa bởi AI

Làm sao để có thể lên kế hoạch hiệu quả như các bạn ấy? Đừng lo, tụi mình đã bắt được bí kíp của các rồi đây.

Học bằng cách nói chuyện… với thú cưng - Phương pháp 'độc lạ' từ Châu Giang

Ở học kỳ 1 vừa qua, Nguyễn Ngọc Châu Giang (lớp 7 Trường THCS Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi) đạt 9.8 điểm môn toán, môn ngữ văn và tiếng Anh lần lượt có điểm số là 9 và 8.8. Đặc biệt, bạn có 3 môn đạt điểm 10 tuyệt đối là khoa học tự nhiên, lịch sử - địa lý, giáo dục công dân.

Năm mới học hỏi

Châu Giang tích cực tham gia các hoạt động Đội trong trường - Ảnh: NVCC

Giang bật mí bí quyết giúp bạn duy trì thành tích tốt là giải thích bài học cho… chú mèo Mun ở nhà. Cô bạn chia sẻ: “Mỗi khi học xong, mình thử nói lại bài học như đang dạy Mun, giúp mình nhớ bài lâu hơn và cảm thấy thư giãn, dễ chịu”.

Ngoài cách học ngộ nghĩnh này, Giang còn chia sẻ thêm các bí quyết học hiệu quả khác:

* Vẽ sơ đồ tư duy: Giang dùng cây tư duy để vẽ sơ đồ hệ thống hóa thông tin. Cây tư duy không chỉ giúp bạn thấy mối liên kết giữa các kiến thức mà còn giúp ghi nhớ nhanh hơn.

* Thực hành và chia sẻ: Sau khi học xong, Giang thường giải thích lại cho bạn cùng lớp hoặc tự đặt câu hỏi để ôn tập. “Đừng ngại hỏi thầy cô nếu chưa hiểu” là lời khuyên của Giang.

* Học qua Internet: Cuối tuần, Giang dành thời gian xem trước bài mới hoặc tìm video giảng dạy trên YouTube. Cách này giúp cô bạn hiểu bài nhanh và tự tin khi lên lớp.

Chia nhỏ mục tiêu học - Cách học thông minh từ Anh Dũng

Đào Anh Dũng (lớp 8/2 Trường THCS Giồng Ông Tố, TP Thủ Đức) là thành viên nổi bật của đội tuyển học sinh giỏi toán TP.Thủ Đức. Thay vì học “cày cuốc” đến kiệt sức, Dũng theo đuổi phương châm: “Không cần work hard mà cần work smart!”.

Năm mới học hỏi

Bạn Anh Dũng - Ảnh: NVCC

“Mình không cố gắng học tất cả trong một lần. Việc học dần dần giúp mình không cảm thấy quá tải khi đến kỳ kiểm tra. Thay vào đó, mình chia mục tiêu thành những phần nhỏ để dễ tập trung thực hiện hơn”, Dũng bật mí.

Dũng chia sẻ cách áp dụng chi tiết cho từng môn học mà bạn đã thử:

* Văn học: Đọc trước các tác phẩm trong chương trình, mỗi tuần một truyện ngắn hoặc hai chương để không bị “đuối” vào cuối kỳ.

* Toán học: Làm 5 bài tập nâng cao mỗi tuần, đặc biệt tập trung vào những dạng bài mình hay sai.

* Tiếng Anh: Học 10 từ vựng mỗi ngày với flashcard, xem một video học tiếng Anh trên YouTube vào cuối tuần. Điều này giúp Dũng học từ mới một cách tự nhiên mà không cảm thấy áp lực.

Không ai leo lên đỉnh núi chỉ trong một bước nhảy! Chia nhỏ mục tiêu và học mỗi ngày một ít sẽ giúp bạn tiến bộ đều đặn, không cảm thấy căng thẳng vào những ngày thi cử.

Quản lý thời gian kiểu 3B của Minh Thùy

Phạm Minh Thùy (lớp 9/4 Trường THCS Bình Quới Tây, quận Bình Thạnh) chia sẻ: “Hồi lớp 7, điểm của mình lẹt đẹt nhưng giờ điểm toán luôn từ 9 đến 10 nhờ thay đổi cách học và quản lý thời gian hợp lý”.

Năm mới học hỏi

Minh Thùy “flex” giấy khen sau một năm học cố gắng - Ảnh: NVCC

Bí quyết quan trọng của Thùy là phương pháp 3B gồm: Bắt đầu, Bám sát Bổ sung. Đây là cách giúp bạn ấy luôn kiểm soát tốt mọi việc trong tuần mà không cảm thấy căng thẳng.

Bước 1: Bắt đầu

Thùy cho biết, để không cảm thấy quá tải, mỗi cuối tuần, bạn đều dành 15 phút lên kế hoạch cho cả tuần. Công việc được chia thành 3 mức độ ưu tiên:

* Việc gấp (màu đỏ): Những nhiệm vụ cần hoàn thành ngay.

* Việc quan trọng (màu xanh): Những công việc quan trọng nhưng có thể làm sau.

* Việc có thể làm sau (màu vàng): Những việc không cần quá gấp.

Bước 2: Bám sát

Mỗi sáng, Thùy xem lại kế hoạch và chọn ra 3 việc cần làm trong ngày. Sau khi hoàn thành, bạn đánh dấu hoàn thành vào sổ theo dõi. Nếu chưa xong, việc đó sẽ được dời lại nhưng không để quá 3 lần.

Bước 3: Bổ sung

Vào giữa tuần, Thùy sẽ kiểm tra lại tiến độ công việc và thêm những việc cần thiết (như ôn bài kiểm tra đột xuất). Cuối tuần, bạn cũng ghi chú lại những gì cần cải thiện cho tuần sau.

Thùy chia sẻ thêm: “Khi biết quản lý thời gian, mình không còn cảm giác “chạy nước rút” trước kỳ thi nữa”

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên

    Đáp án: