Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Để rèn luyện cho mình kỹ năng phản hồi tích cực, bạn thử làm theo 10 lời khuyên sau đây nhé!
1. Đưa ý kiến phản hồi càng sớm càng tốt khi sự việc vẫn còn mới mẻ với bạn và người nhận phản hồi. Chẳng hạn trong tiết học, giáo viên đưa ra chủ đề thảo luận, bạn bè ý kiến, bạn chưa đồng tình, hiểu rõ vấn đề nên ý kiến ngay để thầy cô giải thích, khắc sâu thêm kiến thức.
Tuy nhiên, khi đưa ý kiến phản hồi về những điểm cần cải thiện, bạn cần lưu ý tới tâm trạng, cảm xúc của người nhận phản hồi.
Nếu ngay khi sự việc xảy ra, bạn hoặc bạn ấy đang giận nhau đùng đùng, bạn nên chờ cả hai bình tĩnh.
Trong lúc đó, bạn sẽ có thời gian sắp xếp ý tưởng sao cho hợp lý và giữ được giọng nói, ngữ điệu ôn hòa khi đưa ra ý kiến phản hồi.
2. Chọn địa điểm thích hợp để đưa ra các ý kiến phản hồi. Đặc biệt, nếu bạn muốn góp ý, nhận xét về những vấn đề liên quan tới cá nhân của người nhận phản hồi thì nên chọn chỗ riêng tư.
Người ta dễ tổn thương, hay tự ái mà bạn còn nói vang vang góp ý trước mặt nhiều người - không ổn nha!
3. Hãy bắt đầu phản hồi bằng cách nêu những điểm tích cực trước, sau đó mới đề cập tới những điểm nên cải thiện (theo tỷ lệ: 7 điểm tích cực, 3 điểm nên cải thiện). Chẳng hạn “Ý kiến của bạn sáng tạo, góc nhìn mới mẻ, nhưng mình có một góp ý thế này…”
4. Ý kiến phản hồi nên ngắn gọn, rõ ràng. Khi phản hồi về những điểm cần cải thiện, bạn nên xoáy vào những điều có thể thay đổi, cải thiện một cách cụ thể, không nêu chung chung.
Kiểu như bài toán này, bạn tham khảo cách/công thức mà mình ghi trên bảng.
5. Dựa trên những điều cụ thể mà bạn quan sát được để phản hồi, không tự đánh giá, áp đặt, suy diễn hay phỏng đoán. Đi xem văn nghệ, thấy “center” (người múa chính) là nhỏ mà bạn không thích. Nếu chưa xem xong bạn đã chê tiết mục của bạn ấy, không được nha!
6. Đưa ra những điểm cần cải thiện “tại đây và hiện nay”, không nên xâu chuỗi những lỗi lầm, khuyết điểm trong quá khứ, trừ trường hợp cần nhấn mạnh những hành vi có tính chất hệ thống.
Có thể bình thường bạn ấy viết văn lủng củng, chưa hay nhưng đâu có nghĩa lần nào cũng vậy nè!
7. Thể hiện sự chân thành, thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ với người nhận phản hồi bằng lời nói hoặc cử chỉ.
8. Khi đưa ra ý kiến nhận xét hãy mở đầu bằng chủ ngữ “mình/tớ” hoặc “theo mình/ tớ”, tránh dùng chủ ngữ “cả lớp” hay “mọi người”.
Ý kiến phản hồi là ý kiến của riêng bạn chứ không phải của người khác, trừ trường hợp bạn đại diện tập thể đưa ra ý kiến phản hồi.
9. Khuyến khích người nhận phản hồi tự đưa ra giải pháp bằng cách sử dụng những câu hỏi mở như: Bạn thấy cách giải này thế nào? Nếu lần sau gặp lại bài này, bạn sẽ làm ra sao?
Bạn nên tránh đưa ra lời khuyên theo kiểu bạn phải thế này, thế kia... mà hãy đưa ý kiến một cách khéo léo hơn như: Nếu tôi là bạn, tôi sẽ... Cách nói tinh tế này khiến bạn bè dễ tiếp nhận ý kiến của bạn hơn.
10. Chú ý đến giọng nói khi đưa ra phản hồi. Âm sắc trong giọng nói cũng truyền tải tầm quan trọng của vấn đề và sự quan tâm của người đưa phản hồi.
Giọng nói cáu kỉnh, thất vọng, gay gắt dễ khiến những ý kiến phản hồi tích cực, có tính chất xây dựng thành ý kiến phê phán, chỉ trích.
Hãy nhớ rằng người nhận phản hồi có sẵn sàng cải thiện hay không phụ thuộc nhiều vào cách thức bạn đưa ý kiến hơn là nội dung bạn phản hồi.
Nhiều bạn thường phản hồi theo kiểu “đánh giá” có ý phê phán. Điều đó dễ gây cảm giác không thoải mái cho người tiếp nhận, làm họ cảm thấy bi quan, thiếu tự tin vào bản thân.
Còn với cách phản hồi tích cực (hay còn gọi là phản hồi mang tính xây dựng), bạn đưa ra những thông tin cụ thể, trọng tâm vào vấn đề cần phản hồi, nêu lên những điểm tích cực, những điểm cần cải thiện và cả gợi ý cụ thể.
Với cách phản hồi này, bạn bè sẽ cảm thấy được khích lệ, động viên và có động lực để hoàn thiện bản than hơn.
Ngoài ra, kỹ năng này còn giúp bạn có được những mối quan hệ ôn hòa, vui vẻ và hỗ trợ rất nhiều cho sự thành công của bạn trong tương lai.
Tiếp nhận phản hồi cũng quan trọng không kém việc đưa ra phản hồi. Nếu bạn ở vị trí là người nhận được phản hồi, bạn tham khảo 4 lời khuyên sau!
1. Lắng nghe một cách tích cực để hiểu được nội dung phản hồi cũng như cảm xúc, thái độ của bạn đưa ra ý kiến phản hồi.
2. Chấp nhận mọi ý kiến phản hồi, không thanh minh, giải thích hay tranh luận với bạn phản hồi.
3. Làm rõ ý kiến phản hồi bằng cách hỏi lại bạn đã đưa ý kiến (nếu cần).
4. Trân trọng mọi ý kiến phản hồi, không phủ định hay phán xét mà hãy cảm ơn và xem xét các ý kiến phản hồi của người ta một cách nghiêm túc và rút ra bài học hữu ích cho mình.
Phản hồi theo phương pháp bánh Sandwich, bạn hãy để nội dung phê bình vào giữa điểm tích cực và sự khích lệ dành cho người nhận phản hồi.
Cách góp ý này sẽ giúp người ấy tiếp nhận ý kiến nhận xét, góp ý của bạn trong tâm trạng vui vẻ, thoải mái. Từ đó, các bạn nói chuyện, trao đổi học tập với nhau dễ dàng hơn.
* Lớp bánh mỳ trên cùng (Phản hồi tích cực): Bắt đầu phản hồi bằng lời khen ngợi, nêu những điểm tích cực, những thành quả mà người nhận phản hồi đã đạt được. Việc này giúp các bạn vui vẻ sẵn sàng đón nhận phản hồi.
* Lớp nhân ở giữa (Phản hồi xây dựng): Đưa ra những điểm chưa tốt, những vấn đề cần khắc phục một cách nhẹ nhàng.
Tùy vào việc người nhận phản hồi là ai mà bạn áp dụng cách giao tiếp phù hợp (giống như nhân bánh có thịt, pate, rau, nước xốt… thêm hay bớt phần nào tùy thuộc vào sở thích của từng người).
* Lớp bánh mì bên dưới (Phản hồi tích cực): Kết thúc bằng lời động viên, khích lệ và gợi mở cách làm/cải thiện cũng như bày tỏ sự tin tưởng vào khả năng của bạn ấy nha!
Ths. NGUYỄN HẢI ANH - Chuyên gia về bảo vệ trẻ em, Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD)
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận