Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Trong khi em quạu quọ nhăn nhó còn Phúc cười ha hả. Cuộc 'khẩu chiến' bắt đầu từ đó.
Em bước xuống giường, Phúc đã ào ra phòng khách. Bởi bạn biết sau khi vệ sinh cá nhân xong, em có thói quen lên nằm ghế sofa, mở truyền hình xem. Vì vậy, bạn giành phần trước. Mới sáng ra, hai anh em đã nói qua nói lại vang cả nhà.
Chưa kể, hai anh em Phúc tính tình khác nhau. Phúc sợ… cô đơn nên ít khi chơi một mình được. Em đang chơi Lego, Phúc đi ngang giả vờ đụng làm rơi các mảnh ghép. Em phàn nàn, Phúc cong cớn: “Rồi sao?”.
Em chạy đi méc mẹ, Phúc nói với theo thách thức và gọi em bằng những từ ngữ thô lỗ như “cái thằng kia”, “mày làm gì thế”…
Nhà có 2 đứa con trai thường sơ hở là cãi nhau. Tuy nhiên, điều này chưa chính xác. Bạn Lâm (12 tuổi, TP.HCM) và em gái cách nhau 7 tuổi mà vẫn chí chóe với nhau suốt ngày.
Lâm ít nói trong khi em gái hay hỏi đủ điều, nói đủ thứ. Bạn mới cầm điện thoại lên, em chạy vào phòng gọi mẹ ơi, anh chơi game kìa. Lâm vừa mở cửa, em vặn hỏi anh hai đi đâu thế, khi nào về, xin phép mẹ chưa…
Cách đây một hôm, em chơi trò phun nước miếng vào hàng xóm. Em đã xin lỗi người ta và bị mẹ xử phạt. Tuy nhiên, khi nghe được chuyện này, Lâm sẵn tay tát em vài cái cho hả dạ. Tức, em khóc ầm lên và hai anh em bắt đầu khẩu chiến.
Anh chị em lục đục đã đành, có bạn còn nói chuyện chưa lễ phép, phát biểu lung tung khiến ba mẹ nổi giận.
Trở lại chuyện của Phúc. Mẹ vừa bày bữa tối ra bàn, ba đang hào hứng gắp thức ăn, bạn liền chê bai món gì bốc mùi, dở ẹc. Lúc xem truyền hình, bạn hay nói những câu tiêu cực như “đồ ngu ngốc, mấy thằng ốm đói kia”…
Nhắc nhở bạn không nghe, ba mẹ trách phạt bằng cách hạn chế cho bạn dùng điện thoại thông minh, xem truyền hình, cắt giảm tiền tiêu vặt. Phúc than ba mẹ không hiểu mình...
Trường hợp của Mai (12 tuổi, TP.HCM) tỏ vẻ bực bội khi người khác góp ý hay nói về lỗi của mình. Nghỉ hè ở nhà, mẹ giao cho bạn cùng chị phụ lau dọn, phơi quần áo, rửa chén.
Có khi đến ca trực, bạn ngủ nướng hoặc nằm lì xem phim. Ba mẹ nhắc, bạn gào lên phân bì với chị hay trả treo làm gì mà hối con dữ vậy. Sau vài câu khẩu chiến, hỗn hào với ba mẹ, bạn bị phạt ngay.
Sống chung dưới một mái nhà, chuyện các thành viên va chạm với nhau hẳn sẽ xảy ra. Lúc đi học, thời gian dành cho nhau ít. Còn lúc nghỉ hè, mọi người tiếp xúc với nhau nhiều hơn, mâu thuẫn có thể phát sinh.
Nhưng bạn hãy bình tâm suy nghĩ lại xem, lý do của những cuộc cãi vã bắt đầu từ đâu. Có khi nào nó bùng phát từ những câu nói kém duyên, gây hấn của bạn?
Mùa hè là cơ hội để bạn tương tác, gắn kết với gia đình. Bạn không nên biến nó thành khoảng thời gian mệt mỏi, buồn bực của cả nhà. Việc này có mang đến ích lợi gì cho bạn không? Các thành viên tích cực tạo nên một mái nhà hạnh phúc mới là điều đáng làm chứ, đúng không bạn?
Trong lúc tranh luận với ba, bạn Gia (12 tuổi, TP.HCM) đã gào lên như thế. Rồi bạn òa khóc kể ra những vất vả mà mẹ ở nhà lo cho anh em bạn khi ba đi làm xa nhà.
Có những hôm mẹ bệnh, nóng sốt nhưng vẫn gượng nấu ăn, chăm em mà không than vãn. Trong lúc đó, ba đi đá banh, cà phê với bạn. Bạn hỏi sao ba không về hỏi thăm mẹ?
Sau trận cãi vã, Gia nhòa nước mắt, còn ba ngồi gục trong phòng. Sáng hôm sau, mẹ chủ động gọi hai ba con nên nói chuyện nhỏ nhẹ với nhau.
Gia cũng sai khi thấy mình thiếu lễ phép với ba. Còn ba nhận ra thời gian qua đã vô tâm với gia đình.
Nếu ngay từ đầu khi nhá nhem mâu thuẫn, các thành viên nói ra cảm xúc của mình thì mọi chuyện sẽ giải quyết êm đẹp, nhẹ nhàng hơn. Lúc đó, chuyện ba con to tiếng, làm tổn thương nhau đã không xảy ra.
1. Trước khi nói, bạn suy nghĩ chuyện này có cần thiết để nói không.
2. Lựa lời nói nhẹ nhàng, tinh tế cho người khác dễ tiếp nhận. Nói theo chiều hướng tích cực, xây dựng chứ không phải tìm cách dè bỉu, hạ thấp người khác.
3. Tôn trọng sự khác biệt của các thành viên từ ý kiến, quan điểm, lối sống. Chứ người ta đang nói mà bạn cứ chen ngang: sai rồi, dở ẹc, vậy cũng nói… Kiểu này gây hấn, dễ làm bùng phát các cuộc khẩu chiến nha!
(Để bảo vệ quyền riêng tư, tên nhân vật trong bài đã được thay đổi)
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận