Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), kiến ba khoang có tên khoa học là Paederus fuscipes Curtis, thuộc họ Staphilinidae (cánh cụt), bộ Colleoptera (cánh cứng), lớp Insecta (côn trùng), ngành động vật.
Loài kiến này thường sống ở những nơi ẩm thấp như ven ruộng, bãi cỏ, công trình đang xây dựng... Chúng bùng phát mạnh vào đầu mùa mưa, rất yêu thích thích ánh sáng huỳnh quang.
Thức ăn của kiến ba khoang thường là rầy nâu, sâu cuốn lá, nhờ vậy chúng được xem như là một loài thiên địch trong tự nhiên. Khi mùa mưa đến, kiến ba khoang bắt đầu bay vào những khu nhà, khu chung cư - nơi có ánh sáng huỳnh quang để ăn các loại côn trùng trong nhà.
Đây cũng là lúc chúng biến thành nỗi ám ảnh của nhiều người, bởi trong thân kiến ba khoang có chứa chất pederin, có thể gây cháy, bỏng da.
Cẩm Giang (sinh viên ở TP.HCM) và bạn cùng phòng thường xuyên "chịu trận" kiến ba khoang khi mùa mưa đến. Chúng lẫn trong quần áo, chăn, gối, rất khó nhìn thấy. Tới lúc da ngứa ngáy, sưng đỏ các bạn mới biết mình đã dính phải chất pederin.
"Kiến ba khoang không chủ động cắn người, nhưng ban đêm nằm ngủ mình vô tình đè trúng, thế là sáng ra da đã sưng phồng" - Giang cho biết.
Kiến ba khoang tiết ra chất pederin khi bị chà xát. Chất này gây ngứa, bỏng rát và căng da khi tiếp xúc. Sau đó, da sẽ bắt đầu sưng đỏ và nổi mụn nước nhỏ có chứa dịch.
Vài ngày sau, những mụn nước này trở thành bóng nước hoặc mưng mủ, lan rộng theo vệt dài. Việc cào gãi hoặc chà xát có thể khiến vết viêm lan sang các vị trí khác. Đặc biệt, vùng da mềm dễ bị tổn thương nặng nhất và có thể lan rộng nhất.
Bị kiến ba khoang đốt không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng so với các loài côn trùng khác, tổn thương da do chúng gây ra thường sẽ nặng hơn rất nhiều. Phần lớn các trường hợp đều cần sự can thiệp y tế.
Nếu không được điều trị, tình trạng viêm sẽ tiến triển sang loét. Nghiêm trọng hơn, chất pederin nếu dính vào mắt sẽ gây ra một số bệnh lý như viêm kết mạc, sưng nề phần mềm quanh mắt, có trường hợp mù tạm thời.
Những trường hợp không được chăm sóc và điều trị đúng cách có thể gặp biến chứng như: viêm da tiếp xúc bội nhiễm, để lại thâm sẹo có thể gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, khả năng tái phát cao.
Các chuyên gia y tế đã đưa ra một số khuyến nghị sau:
- Tránh quệt tay lên mặt, lên cổ nếu cảm thấy có côn trùng rơi xuống người mình.
- Nếu đã lỡ tiếp xúc với dịch tiết của kiến ba khoang, hãy rửa kỹ vùng da đó bằng nước sạch hoặc cồn 70 độ và giặt quần áo một cách cẩn thận.
- Đối với những vùng da tổn thương, cần hạn chế tiếp xúc với xà phòng và ánh sáng mặt trời để tránh làm nặng hơn. Đồng thời, không nên gãi hay cọ xát vùng da tổn thương để tránh làm lây lan độc tố sang những vùng da khác.
- Đối với những trường hợp nhẹ, bạn có thể dùng kem bôi chứa corticoid mức độ nhẹ trong thời gian khoảng 5 - 7 ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng tổn thương da không được cải thiện hoặc nặng hơn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời.
- Thực chất, kiến ba khoang không chủ động cắn người. Vì vậy, hãy tránh dùng tay đập hoặc chạm mạnh vào chúng khi thấy chúng xuất hiện trên da. Thay vào đó, hãy thổi nhẹ để chúng bay ra hoặc cho chúng bò lên tờ giấy rồi loại bỏ.
- Trước khi sử dụng khăn mặt và quần áo, hãy giũ thật mạnh để đảm bảo không còn côn trùng ẩn nấp.
- Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo nên thay đèn huỳnh quang bằng đèn có ánh sáng màu vàng, bởi kiến ba khoang có tập tính ưa ánh sáng đèn huỳnh quang.
- Ngoài ra, bạn nên đóng cửa phòng sau khi ra vào; thường xuyên vệ sinh sạch sẽ môi trường sống, phát quang bụi rậm; mặc quần áo dài tay khi đi ra ngoài nhà, đặc biệt là những vùng gần đồng ruộng, công trình đang xây dựng hay khu dân cư nhiều ánh đèn.
- Tắt bớt những bóng đèn không cần thiết vào ban đêm.
- Nên ngủ màn để ngăn cản côn trùng có điều kiện tiếp xúc.
Về mặt hình thái học, kiến ba khoang có nhiều điểm đặc biệt: thân thon, dài như hạt thóc, đầu nhỏ, nhiều màu sắc. Chúng có 6 chân, bụng có đốt, trong đó có một đốt màu đỏ, có khả năng uốn cong dễ dàng.
Ban ngày, kiến ba khoang thường bò lê dưới đất và giấu cánh. Khi gặp bất thường, chúng tăng kích thước phần bụng lên, có cử chỉ đe dọa như con bọ cạp. Đặc biệt, kiến ba khoang có khả năng bay rất nhanh và chạy nhanh trên nước.
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận