Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Tâng bóng nghệ thuật đòi hỏi nhiều kỹ thuật
Đào Quang Tùng hiện đang học lớp 11, Trường THPT chuyên Bình Long. Nam sinh Bình Phước có niềm đam mê bóng đá từ nhỏ.
Thời điểm COVID-19 bùng nổ, trường học, sân bóng đóng cửa khiến Tùng phải chơi bóng một mình. Trong một lần trò chuyện với anh họ, anh ấy đã chỉ Tùng đá bóng và tâng bóng bằng hai chân.
Tâng bóng nghệ thuật khác hẳn với bóng đá thuần túy. Với bộ môn này, bạn chỉ cần một mình, một trái bóng và một đôi giày là có thể luyện tập. Tuy nhiên, tâng bóng nghệ thuật đòi hỏi nhiều kỹ thuật, sự dẻo dai, nhanh nhẹn và cả tốc độ của chân... Đây cũng là khó khăn mà Tùng gặp phải trong suốt quá trình luyện tập.
“Lúc đó, mình chỉ xem tâng bóng để giải trí. Nhưng dần dần, mình thấy hứng thú với bộ môn này nên đã luyện tập thử. Thời gian đầu tập cực kỳ khó vì có nhiều kỹ thuật phức tạp.Lúc mình làm được kỹ thuật đầu tiên Around The World là vòng chân qua trái bóng, mình vui đến mức nhảy cẫng lên, cảm giác sung sướng như giải được một bài toán khó”, Tùng chia sẻ.
Tâng bóng nghệ thuật có nhiều kỹ thuật khác nhau như Jordan Stall, Patw, Skala, Eldo ATW... Nhưng kỹ thuật khó nhất với Quang Tùng là Patw, vòng chân qua bóng ba vòng bằng một chân.
Kỹ thuật này đòi hỏi tốc độ nhanh, nhịp nhảy chuẩn. Phải mất hai năm luyện tập cậu bạn mới thực hiện thành công động tác này.
Anh Đỗ Kim Phúc (nhà vô địch tâng bóng nghệ thuật châu Á năm 2013) chính là động lực để Quang Tùng theo đuổi đam mê tâng bóng. Những lúc nản, cậu bạn thường xem video tâng bóng của đàn anh để được tiếp lửa.
Tùng cho biết thêm, các anh chị trong cộng đồng tâng bóng Việt Nam cũng hỗ trợ và động viên cậu bạn rất nhiều như anh Nguyễn Ngọc Phát (top 10 thế giới), anh Vũ Ngọc Nam (top 7 thế giới Routine 2023)...
“Mỗi khi tập một động tác mới, mình đều gửi clip cho các anh trong cộng đồng xem và nhận xét. Bên cạnh đó, mình còn học tâng bóng từ các video trên mạng xã hội để tự rèn luyện kỹ thuật cá nhân”, Tùng chia sẻ.
Trong thời gian đại dịch, hầu như Tùng tập tâng bóng mỗi ngày. Tuy nhiên, từ khi vào cấp ba, do học nội trú nên thời gian tập luyện của Tùng không nhiều như trước. Dẫu vậy, Quang Tùng vẫn cố gắng tập luyện vào chiều cuối tuần hoặc khi có thời gian rảnh.
Theo đuổi tâng bóng nghệ thuật đã mang đến cho Tùng sự trưởng thành trong suy nghĩ và nhiều trải nghiệm đáng quý.
Tháng 11-2023, Quang Tùng quyết định đăng ký tham gia giải đấu tâng bóng nghệ thuật thế giới U16 năm 2022. Tùng cho biết, ban đầu bản thân chưa có dự định tham gia giải đấu do cậu bạn không có nhiều thời gian tập luyện để chuẩn bị tốt nhất cho cuộc thi.
“Tuy nhiên mình đã suy nghĩ lại và quyết định tham gia vì giải đấu có giới hạn về độ tuổi. Đây là lần cuối cùng mình được tham gia giải đấu để cọ sát và trải nghiệm”.
Ở mỗi vòng thi, người tham gia thi đấu sẽ thể hiện kỹ thuật tâng bóng tốt nhất của mình bằng những kỹ thuật điêu luyện, để bóng ít rơi nhất có thể. Sau mỗi trận đấu, giám khảo sẽ chọn người chiến thắng dựa trên nhiều tiêu chí như: sáng tạo, độ mượt, kỹ thuật khó...
Tùng đăng ký và quay video vòng loại trong khoảng một tuần trước khi hết hạn thi. Bằng những kỹ thuật đã tích lũy trong ba năm luyện tập, Tùng đã vượt qua hơn 44 thí sinh đến từ 23 quốc gia, xuất sắc lọt top 4 và nhận giải thưởng người chơi phong cách nhất tại World Youth Freestyle Football Championship - giải tâng bóng nghệ thuật thế giới U16 năm 2022.
Dù đam mê tâng bóng nghệ thuật nhưng trong tương lai Quang Tùng lại chọn theo đuổi chuyên ngành đại học liên quan đến kỹ thuật, tính toán vì cậu bạn yêu thích Toán và Vật Lý. Song song đó Tùng cũng mong muốn lan tỏa bộ môn tâng bóng nghệ thuật này đến nhiều người hơn.
Không đơn giản chỉ là những kỹ thuật với trái bóng, tâng bóng còn là một bộ môn độc lập được nhiều bạn trẻ yêu thích.
Năm 2007, tâng bóng nghệ thuật được du nhập vào Việt Nam bởi cầu thủ Nguyễn Hoài Nam, người Ireland gốc Việt. Anh từng đạt danh hiệu tại các giải đấu quốc tế như giải vô địch thế giới Komball tại Paris năm 2008, giải vô địch châu Âu tại Vienne, giải vô địch quốc gia Ireland...
Bạn Nguyễn Việt Anh (sinh năm 2007, Hà Nội) chia sẻ: “Tâng bóng nghệ thuật không đơn giản chỉ là giữ trái bóng ở trên không bằng các động tác đẹp mắt mà còn đòi hỏi sự sáng tạo trong những vũ điệu để tạo nên sự hấp dẫn.
Như động tác trồng chuối giữ bóng, mình phải mất một năm để luyện tập và hai năm để hoàn thiện nó một cách thuần thục. Thậm chí, động tác vòng chân ba đến năm vòng trên không mình mất ba năm để luyện tập”.
Có thể thấy, để chơi được bộ môn tâng bóng nghệ thuật người chơi không chỉ cần kiên trì đam mê mà còn sáng tạo để chinh phục mục tiêu mình đặt ra. Theo bạn Việt Anh, vận động viên tâng bóng nghệ thuật phải tập luyện ít nhất 6 tháng trở lên để rèn luyện sự khéo léo và dẻo dai. Người chơi có thể điều khiển trái bóng bằng chân, tay, đầu và nhiều bộ phận khác trên cơ thể.
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận