Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Hầu hết các cơ quan trong cơ thể đều lãnh đòn sốc nhiệt, nhưng bị ảnh hưởng nhiều nhất là hệ thần kinh. Theo đó, triệu chứng của sốc nhiệt, từ nhẹ đến nặng, gồm: sốt cao 40 độ C, da nóng khô, mệt mỏi, đau đầu, chuột rút, nôn mửa, loạn nhịp, tụt huyết áp, rối loạn điện giải, suy hô hấp, co giật, liệt, hôn mê, nói khó, rối loạn đông máu, suy gan thận, tiêu cơ vân...
Đây đều là những đòn chí mạng nên nếu không phát hiện và cứu chữa kịp thời, sốc nhiệt có thể dẫn đến tử vong khá cao.
Cứu chữa sốc nhiệt có thể thực hiện tại chỗ và tại cơ sở y tế. Độ nặng nhẹ của sốc nhiệt phụ thuộc lớn vào việc hạ nhiệt nhanh. Do vậy xử trí tại chỗ rất quan trọng, lắm khi quyết định đến sinh tử.
Bước hạ nhiệt tại hiện trường ban đầu, dễ làm nhất là đưa nạn nhân khỏi môi trường nắng nóng, vào bóng râm hay nơi mát mẻ. Sau đó nới rộng hay cởi bỏ quần áo (kể cả vớ), nằm chân cao hơn đầu, quạt mát, uống nhiều nước nếu được.
Sau đó tùy điều kiện thực hiện tiếp các phương pháp làm lạnh chuyên sâu hơn như: cho vào phòng máy lạnh 20-22 độ C, đắp gạc lạnh, chăn lạnh, chườm đá, phun nước (gáy, nách, bẹn), ngâm bồn nước đá, rửa dạ dày hoặc thụt hậu môn bằng nước lạnh...
Dù hạ nhiệt nhanh quan trọng nhưng không vì thế mà chậm trễ đưa nạn nhân đến bệnh viện - nơi có đủ đồ nghề làm lạnh và xử trí biến chứng cứu sống người bệnh.
Sự đáng sợ của sốc nhiệt chứng tỏ sự quan trọng của phòng bệnh hơn chữa bệnh. Đề phòng nắng nóng cần làm tốt cả “hai mũi”: ngăn nắng nóng áp sát và giúp cơ thể thải bớt nhiệt.
* Khi ra ngoài, nên che chắn kỹ lưỡng bằng trang phục, mũ, ô, khẩu trang. Tuy nhiên, cần phân biệt giữa che nắng và che nóng, tránh việc trùm kín mít nhưng lại vô tình làm nóng thêm cơ thể. Tốt nhất là nên chọn trang phục rộng, thoáng. Bạn nên chọn tông màu sáng cho trang phục, phụ kiện, đồ dùng đi kèm, kể cả xe máy, nón bảo hiểm. Những tông màu sáng ít bắt nắng hơn.
* Đặc biệt, khi che nắng đừng quên vùng gáy - đây là “bản doanh” đặt trung tâm điều nhiệt cơ thể. Bạn có thể dùng nón rộng vành, áo khoác che gáy để bảo vệ vùng này.
* Kem chống nắng càng được khuyên dùng trong những ngày này. Kem chống nắng vừa chống bức xạ nhiệt vừa bảo vệ da.
* Bố trí thời gian phơi nắng và tránh nắng hợp lý, nôm na là cần có “giờ giải lao nhiệt” khi buộc phải dang nắng, làm việc ngoài trời nắng.
* Cấp ẩm đủ với nước và khoáng giúp tản nhiệt và chống rối loạn điện giải qua thất thoát mồ hôi.
Trẻ em, người già vốn có trung tâm điều nhiệt non yếu, cần hết sức lưu ý đề phòng nắng nóng, sốc nhiệt. Tương tự những người có bệnh nền tim mạch, hô hấp, cơ thể suy kiệt cần quan tâm sức khỏe trong mùa này. Đặc biệt, căn bệnh đột quỵ thường “dựa hơi” sốc nhiệt để ra tay.
Trẻ em, những người có ngoại hình thấp bé dễ bị sốc nhiệt do dính đòn phản xạ nhiệt hắt lên từ mặt đất. Cùng ra ngoài nắng, nhưng nhiệt ở đỉnh đầu người lớn chừng 32 độ C, trong khi trẻ em, người thiếu thước tấc là 35 độ C.
Vận động là cách tốt để chống sốc nhiệt, qua tiết mồ hôi. Có điều chỉ nên vận động nhẹ, trong bóng râm, kẻo “tính già hóa non” rơi vào sốc nhiệt do gắng sức.
Đa phần sốc nhiệt là loại classic heatstroke, tức thủ phạm là từ nắng nóng. Tuy nhiên, còn một kiểu sốc nhiệt là exertional heatstroke, tức sốc nhiệt do gắng sức. Với exertional heatstroke, cơ thể bị “nướng lò” từ nhiệt môi trường và cả nhiệt nội sinh ra từ vận động. Những teen nào hay chạy chảy, thể thao dưới nắng dễ gặp nguy hiểm với kiểu sốc nhiệt “hai trong một” này.
Tương tự là sốc nhiệt quá bước từ phòng lạnh ra trời nóng, hay ngược lại mà bỏ qua khúc quá độ nhiệt. Lời khuyên cho bạn là đặt độ máy lạnh không quá 28 độ C, 70% độ ẩm, giảm hoặc tắt điều hòa trước 30 phút và mở cửa... trước khi chạm mặt nắng nóng.
Cũng cần lưu ý, có những người nấp trong phòng kín, xe hơi nâng kính cửa, vẫn sốc nhiệt đùng đùng dù trời không cháy da. Đừng quên, sốc nhiệt hắt lên từ nền gạch, nhà kính, mặt nước.
Cơ thể bị hâm nóng dần dần, nên sốc nhiệt theo đó có những dấu hiệu nhẹ đến nguy hiểm. Nhận ra sớm những chỉ điểm này, có thể giúp nhiều nạn nhân sốc nhiệt khỏi bàn thua chết người.
Cụ thể, bạn sẽ có những dấu hiệu như: mệt mỏi, xây xẩm, mờ mắt, buồn nôn, nôn ói, vọp bẻ, bứt rứt, lẫn lộn, nhịp tim nhanh, khó thở nhẹ... Lúc này, bạn nên lánh ngay vào bóng râm, ngưng vận động, nới rộng quần áo, quạt mát và uống nhiều nước. Nếu tình hình không ổn, hãy nhờ người quen hoặc người đi đường đưa đến bệnh viện.
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận