Nếu cảm thấy ái ngại khi từ chối ai đó, hãy nghĩ đến 5 lý do sau

Thứ tư, 30/10/2024 13:52 (GMT+7)

Nếu bạn không muốn, không thích làm theo lời đề nghị của ai đó thì không nên miễn cưỡng hay ép buộc bản thân mà hãy mạnh dạn từ chối.

Nếu cảm thấy ái ngại khi từ chối ai đó, hãy nghĩ đến 5 lý do sau- Ảnh 1.

Từ chối là quyền của bạn - Ảnh minh họa: DO AI TẠO

1. Từ chối là quyền của bạn

Bạn hoàn toàn có thể nói "Không" trước những lời đề nghị đi ngược lại các giá trị mà bạn theo đuổi hoặc có nguy cơ gây mất an toàn cho bạn.

Ví dụ: Bạn đề cao giá trị "trung thực" nhưng lại được đề nghị nói dối để che giấu tội lỗi của một ai đó; bạn được rủ đi xe máy trong khi bạn chưa có bằng lái xe,...

2. Không một ai có thể làm hài lòng tất cả mọi người

Khi nhận được lời đề nghị vượt quá khả năng giúp đỡ của bạn, tốt nhất bạn hãy từ chối. Nếu bạn cứ ôm đồm tất cả mọi việc thì vừa khiến bản thân căng thẳng, mệt mỏi, lại vừa không bảo đảm được tiến độ và chất lượng công việc.

3. Bạn cần tôn trọng cảm xúc của mình

Nếu bạn không muốn, không thích làm theo lời đề nghị của ai đó thì không nên miễn cưỡng hay ép buộc bản thân. 

Đặc biệt, khi bạn cảm thấy lo lắng, sợ hãi, buồn phiền,... khi nhận được lời đề nghị hay nhờ vả của ai đó thì đó chính là tình huống mà bạn nên nói lời từ chối một cách dứt khoát.

4. Từ chối sự nhờ vả từ người khác cũng là cách để giúp đỡ họ rèn luyện thêm kỹ năng, hạn chế những thói xấu như ỷ lại, lười biếng.

Nè, khi bạn từ chối làm bài tập hộ em bạn thì em ấy sẽ phải tự làm bài tập của mình, qua đó em sẽ hiểu rõ bài hơn.

5. Biết cách từ chối một cách khéo léo sẽ giúp bạn thể hiện được rằng bạn là người kiên định, có bản lĩnh, không dễ bị người khác lợi dụng hay sai khiến.

Bạn sẽ được người khác tôn trọng, nể phục thay vì bị họ nghĩ bạn là người dễ dãi, yếu đuối, thích lo chuyện bao đồng.

Ths. NGUYỄN HẢI ANH- Chuyên gia về bảo vệ trẻ em,

Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD)

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên

    Đáp án: