Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Trại hè là nơi để bạn làm quen với nhiều bạn mới, được tham gia nhiều hoạt động bổ ích, lý thú, học hỏi thêm nhiều điều hay, rèn luyện thêm nhiều kỹ năng cần thiết, tự tin hơn, năng động hơn và theo đuổi được những sở thích, ước mơ của mình.
Bên cạnh đó, việc gặp gỡ, tiếp xúc, sinh hoạt cùng những người bạn mới (kể cả bằng tuổi, kém tuổi và hơn tuổi) trong một môi trường mới cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây mất an toàn cho các bạn. Trong đó có nguy cơ bị bắt nạt, quấy rối, xâm hại.
Vậy làm thế nào để bạn có được quãng thời gian sinh hoạt hè ý nghĩa, bổ ích mà vẫn an toàn?
1. Bạn hãy tìm hiểu nội quy trại hè, đặc biệt là những điều nên làm và không nên làm để thực hiện cho đúng. Nội quy đặt ra là để bảo đảm an toàn cho những người tham gia trại hè nên chúng ta cần nắm rõ và chấp hành nghiêm chỉnh.
2. Tuân theo sự sắp xếp và hướng dẫn của thầy cô giáo phụ trách hoặc anh chị tình nguyện viên được giao quản lý, trông nom các bạn.
3. Thận trọng trong sinh hoạt hàng ngày. Ví dụ:
* Không thay đồ, tắm rửa, đi vệ sinh ở nơi thiếu kín đáo, để người khác nhìn thấy được các bộ phận riêng tư của mình.
* Không đi một mình ra những nơi vắng vẻ.
* Không ở một mình trong phòng kín hoặc những góc khuất, không có người lớn xung quanh...
4. Không để người khác động chạm, sờ mó hoặc nhìn, quay phim, chụp ảnh các bộ phận riêng tư của mình.
5. Tránh có những lời nói, hành động, cử chỉ, thái độ gây mâu thuẫn, mất đoàn kết, làm tổn thương các bạn cùng sinh hoạt trong tổ, nhóm với mình.
6. Nhận biết sớm các dấu hiệu có nguy cơ bị quấy rối, bắt nạt để đề phòng như: có người trêu chọc, nhìn bạn với ánh mắt thiếu thiện chí, đùa giỡn quá trớn, lén nhìn bạn khi bạn thay đồ, nói thì thầm sau lưng, vừa nói vừa chỉ trỏ hoặc liếc nhìn bạn...
Có một quy tắc đơn giản mà bạn dễ dàng ghi nhớ và áp dụng, đó là quy tắc “Nói Không - Bỏ đi - Kể lại” (No - Go - Tell).
Luôn cương quyết nói “KHÔNG” khi có người nào đó động chạm vào cơ thể bạn hay đối xử với bạn theo cách khiến bạn cảm thấy bối rối, lo sợ, không thoải mái hay đau đớn. Hãy đứng thẳng, ngẩng cao đầu, nhìn thẳng vào mặt kẻ đó và nói dứt khoát rằng: “Bạn/Anh/Chị đừng làm thế, tớ/em không thích đâu!”.
Nếu bạn gặp tình huống khiến bạn cảm thấy lo lắng hay sợ hãi, bạn nên tránh xa và BỎ ĐI khỏi nơi đó (bỏ đi chỗ khác, mở tung cửa, trốn chạy...) càng nhanh càng tốt.
* Nếu bạn cảm thấy sợ hãi, không thoải mái hay khó chịu về một tình huống nào đó, bạn hãy KỂ LẠI với bạn bè, thầy cô giáo, người hướng dẫn trại hè hoặc liên hệ với ba mẹ để nói họ nghe những cảm giác đó của mình cho tới khi được giúp đỡ.
* Trong trường hợp bạn kể với một người lớn mà bạn tin cậy nhưng họ không tin hoặc không giúp đỡ bạn, bạn hãy kể với một người lớn đáng tin cậy khác cho đến khi có người tin vào câu chuyện của bạn và giúp đỡ bạn.
* Bạn cũng có thể gọi cho Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111 để tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết.
Tùy theo độ tuổi của người có hành vi vi phạm, tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi và hậu quả gây ra cho nạn nhân mà người có hành vi quấy rối, bắt nạt có thể bị xử lý theo nội quy, quy chế của trại hè hoặc bị xử phạt hành chính, xử lý hình sự và phải bồi thường cho nạn nhân. Cụ thể:
* Nếu người thực hiện hành vi chưa đủ 14 tuổi có thể bị nhắc nhở, khiển trách, xử lý theo nội quy của trại hè.
* Nếu người thực hiện hành vi từ đủ 14 tuổi trở lên mà cố ý thực hiện các hành vi gây tổn hại tới danh dự, nhân phẩm, thân thể của trẻ em (VD: bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng mạ, chửi mắng, đe dọa, cách ly trẻ em...); nhưng chưa đến mức bị xử lý hình sự thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bằng các biện pháp như: cảnh cáo, phạt tiền...
Trong trường hợp các hành vi quấy rối, bắt nạt gây ra hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị xử lý hình sự về một trong số các tội như:
* Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134 Bộ luật hình sự).
* Tội hành hạ người khác (Điều 140 Bộ luật hình sự).
* Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi (Điều 146 Bộ luật hình sự).
* Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142 Bộ luật hình sự).
* Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 144 Bộ luật hình sự).
* Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145 Bộ luật hình sự).
* Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm (Điều 147 Bộ luật hình sự).
Ths. NGUYỄN HẢI ANH - Chuyên gia về bảo vệ trẻ em, Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD)
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận