Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vừa tan học, Gia (11 tuổi, TP Thủ Đức) ào ra ngoài chơi với bạn bè hàng xóm. Mẹ gọi giữ em để nấu ăn, bạn nói vọng vào: “Con bận chơi rồi”.
Mẹ bực mình quát, bạn chống chế con còn nhỏ, sao mẹ lại bắt con làm. Bạn vô nhà mặt bí xị, miệng lẩm bẩm mẹ kỳ cục. Bạn đang tuổi ăn tuổi chơi mà phải giữ em. Việc gia đình là của ba mẹ chứ.
Trong khi đó, bạn An (15 tuổi, quận 3) than phiền thường xuyên bị mẹ cằn nhằn bởi bạn ít khi tự giác nấu ăn, giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa…
Rồi mẹ còn chuyển hướng sang việc sao con không biết quan tâm, lo lắng gia đình, dạy em học, chơi với em. Như vậy, cả nhà mới gắn kết với nhau.
Con cái than phiền ba mẹ. Còn ba mẹ cũng có những chuyện chưa vừa lòng con cái.
Chú đi làm ăn xa, nhà có mỗi 3 mẹ con. Một mình cô phải xoay xở vừa buôn bán, giao hàng, lo chuyện nhà cửa và chăm anh em Gia.
Loay hoay nhiều việc khiến đôi lúc cô cảm thấy mệt mỏi và cần Gia phụ giúp. Là anh hai nhưng Gia ít nhường nhịn em và chơi mạnh tay với em. Cô góp ý thì Gia tỏ ra bực bội.
Là mẹ, cô chỉ mong các con yêu thương nhau, đó cũng là cách xây dựng gia đình hạnh phúc!
Mẹ của Gia, 11 tuổi, TP Thủ Đức
Năm nay, An học lớp 9, đã to cao bằng cô rồi. Cỡ tuổi An hồi xưa, cô đã biết phụ giúp gia đình nhiều việc mà không cần đợi ba mẹ nhắc nhở.
Về chuyện quần áo trong nhà, cô có yêu cầu An đi học về phải tự giặt đồng phục của mình.
Ấy vậy mà cô thấy An ngâm đồ từ ngày này qua ngày khác vẫn chưa giặt. Rồi chuyện lau dọn nhà cửa, rửa chén… cũng phải nhắc. Khi có chuyện thì An bảo con lớn rồi, để con tự quyết định. Khi kêu phụ giúp, bạn lại bảo con còn nhỏ.
Mẹ của An, 15 tuổi, quận 3
Nhà có hai anh em. Em trai của Hoàng có bánh kẹo đều chia cho anh. Hoặc khi Hoàng cần nhờ vả lấy ly nước, bật ti vi…, em đều vui vẻ làm. Nhưng khi Hoàng có đồ ăn thì không chia lại cho em.
Có khi hai anh em ra tiệm tạp hóa mua bánh kẹo, Hoàng bỏ về trước để em trai ở lại một mình mém bị chó cắn.
Vừa rồi, em trai tâm sự với cô sao anh hai không thương con gì hết. Cô cũng nói hoài với Hoàng, ba mẹ yêu thương, nhường nhịn con, là anh, con cũng phải yêu thương, nhường nhịn em. Mỗi người phải đóng góp, chung tay xây dựng gia đình thì cả nhà mới vui vẻ chứ!
Mẹ của Hoàng, 13 tuổi, quận Phú Nhuận
Con cái, ba mẹ có giãi bày thì mới hiểu nhau. Đúng như mẹ Hoàng nói, mỗi người nên đóng góp, chung tay xây dựng gia đình thì cả nhà mới hạnh phúc.
Gia đình là nền tảng đầu tiên và quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi người. Một gia đình đoàn kết giúp tạo ra nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của mọi thành viên trong gia đình, bao gồm cả trẻ em.
Khi một đứa trẻ chào đời và lớn lên, rất nhiều gia đình coi trẻ em là trọng tâm để nuôi dưỡng, chăm bẵm. Vì vậy có lúc, gia đình quên mất vai trò của trẻ em cũng là một thành viên trong gia đình.
Trẻ em có quyền tham gia các quyết định trong gia đình và cũng đi kèm cùng bổn phận: yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, ba mẹ.
Việc cả gia đình cùng ý thức quyền tham gia và trách nhiệm của mọi thành viên, cùng nhau chia sẻ, thảo luận sẽ giúp nuôi dưỡng gia đình hạnh phúc, đầm ấm.
Cô NGUYỄN PHƯƠNG LINH - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD)
Để xây dựng một gia đình hạnh phúc, bền vững, cả ba mẹ và con cái đều có vai trò quan trọng.
Ba mẹ nên chú ý! Ba mẹ có một số vai trò và trách nhiệm rất cụ thể như: nuôi dưỡng và đảm bảo cho con, tạo môi trường an ninh an toàn cho con, dành thời gian cho con...
Đồng thời, ba mẹ luôn học hỏi và sử dụng các biện pháp kỷ luật tích cực với con, luôn chịu khó lắng nghe và cùng con thảo luận.
Các bạn hãy nhớ! Đối với trẻ em, các bạn có bổn phận yêu thương, kính trọng ông bà ba mẹ.
Ngoài ra, các bạn có trách nhiệm thực hiện các nguyên tắc của gia đình, sẵn sàng chia sẻ cảm xúc, mong muốn nhu cầu và cùng trao đổi, thảo luận với ba mẹ.
Các bạn cũng nên học cách làm những việc nhỏ trong gia đình, biết nhận lỗi và trung thực với ba mẹ để tìm giải pháp khi gặp rắc rối…
Độ tuổi 10 - 15, học cấp 2, thường là cột mốc quan trọng trong hành trình trưởng thành của mỗi người.
Các bạn bắt đầu có tư duy độc lập hơn, quan tâm đến sự riêng tư, xây dựng tính cá nhân, có sở thích riêng rõ nét, bắt đầu tách khỏi ba mẹ và phát triển các mối quan hệ bạn bè và xã hội…
Vì những biến chuyển đó, người lớn thường hay coi đó là “tuổi nổi loạn” của các bạn.
Có một số kiểu “nổi loạn” của các bạn khiến ba mẹ đau đầu và có thể ảnh hưởng xấu đến hạnh phúc gia đình, như:
* Không tập trung học tập, thích tụ tập vui chơi với bạn bè, có thể có cả bạn xấu, có thể bị lôi kéo tham gia các trào lưu, các hành vi không hợp chuẩn…
* Nghiện trò chơi trực tuyến, mạng xã hội.
* Chửi bậy hay “chém gió”, ứng xử không văn minh với bạn bè hoặc trên môi trường mạng.
* Tiếp cận, xem các nội dung không phù hợp, nội dung người lớn, tò mò về vấn đề liên quan đến giới tính và tình dục không hợp độ tuổi
* Hay cãi lời hoặc làm trái ý ba mẹ, không nói chuyện hay tâm sự với ba mẹ.
Thật ra, ba mẹ nên xem đây như hành trình trải nghiệm để con cái trưởng thành. Ba mẹ thường có xu hướng so sánh con với chính con lúc bé còn ngoan ngoãn hoặc so sánh với “con nhà người ta”.
Hoặc sử dụng hình thức trừng phạt thể chất tinh thần, đánh mắng con, kiểm soát con… dễ khiến cho mối quan hệ gia đình xấu đi.
Thay vì vậy, ba mẹ nên cùng con tìm hiểu tâm sinh lý lứa tuổi, cùng con chia sẻ và giải quyết các vấn đề xảy ra với con.
Tất nhiên ba mẹ luôn quan tâm, yêu thương và tìm mọi cách để giúp bạn trưởng thành nhưng bạn cũng phải biết điều chỉnh hành vi của mình để hòa hợp với gia đình, hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, chăm sóc và yêu thương gia đình, chung tay với gia đình xây dựng hạnh phúc nhé!
Bài viết được thực hiện với sự tư vấn của cô Nguyễn Phương Linh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD)
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận