Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Thí sinh làm thủ tục đầu giờ trong phòng thi, kỳ thi thử tốt nghiệp THPT tại Trường THPT Trần Khai Nguyên, quận 5, TP.HCM - Ảnh: NHƯ HÙNG
Trong kỳ thi thử tốt nghiệp THPT sáng 27-5, đề thi môn ngữ văn tại nhiều trường ở TP.HCM cùng chạm đến một điểm giao ý nghĩa: tinh thần yêu nước và khát vọng hòa bình.
Thông qua các đề thi, học sinh được đặt vào vai trò người "viết tiếp câu chuyện hòa bình" - khơi gợi trách nhiệm của người trẻ trong việc tiếp nối giá trị hòa bình, trở thành chủ thể kiến tạo lịch sử hôm nay và mai sau.
Cụ thể, đề thi của Trường THPT Bùi Thị Xuân (quận 1) gây chú ý khi đặt ra câu hỏi mở: "Người trẻ cần làm gì để viết tiếp câu chuyện hòa bình?".
Đây là yêu cầu nghị luận xã hội (4 điểm) trong phần Viết, được dẫn dắt từ những giai điệu đầy cảm xúc trong ca khúc Viết tiếp câu chuyện hòa bình - một nhạc phẩm từng tạo hiệu ứng mạnh mẽ trong dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn ngữ văn tại Trường THPT Bùi Thị Xuân - Ảnh: NHÀ TRƯỜNG CUNG CẤP
Phần Đọc hiểu của đề thi cũng để lại nhiều ấn tượng khi lựa chọn bài thơ hiện đại Nơi tôi sinh - Hoàng Sa của Nguyễn Trọng Văn.
Từ lăng kính giàu cảm xúc của nhân vật trữ tình, tác phẩm gợi mở không gian biển đảo thiêng liêng, lòng tự hào dân tộc và ý thức gìn giữ chủ quyền quê hương thông qua những hình ảnh gần gũi mà nên thơ.
Tại Trường THPT Thanh Đa (quận Bình Thạnh) phần Đọc hiểu trong đề thi sử dụng bài thơ Đừng quên nghe em của tác giả Trương Minh Thành.
Bài thơ không chỉ tái hiện chiến trường bằng tiếng bom đạn, mà còn bằng những hình ảnh dung dị như "túi cứu thương", "mũ rơm đội đầu", "ánh sáng đèn dầu che giấu" hay đôi tay "tay cày - tay súng". Giọng thơ mang sắc thái thủ thỉ, như lời kể của người đi trước, vừa gần gũi, vừa tha thiết thấm đượm xúc cảm.
Đề ngữ văn của Trường THPT Thanh Đa sáng 27-5 - Ảnh: HOÀI THƯƠNG
Các câu hỏi đọc hiểu yêu cầu người học phân tích hình thức lời thơ tâm tình, hình ảnh biểu tượng và đặc biệt là suy nghĩ về câu thơ "Giá của hòa bình / Vô giá phải không Em?".
Còn trong phần nghị luận, học sinh được mời gọi trình bày quan điểm: liệu người trẻ hôm nay có cần nhìn lại quá khứ để sống tích cực và có trách nhiệm hơn với tương lai?
Như vậy, cách đặt vấn đề của Trường THPT Thanh Đa không trực diện yêu cầu học sinh nói về "yêu nước" hay "hòa bình", nhưng lại gợi mở để làm rõ thông điệp giáo dục tinh tế: người trẻ cần sống biết ơn, không lãng quên, để từ đó ý thức được trách nhiệm gìn giữ những điều quý giá mà cha ông đã đánh đổi bằng xương máu.
Ở Trường THPT Gia Định (quận Bình Thạnh), phần Đọc hiểu sử dụng tác phẩm Hoàng hôn lặng lẽ của tác giả Hoài Vũ.
Bài thơ khắc họa khung cảnh chia tay giữa một chiến sĩ và hai cô gái vùng giải phóng, với những hình ảnh mộc mạc: "hoa khế rụng tím ngầm hầm bí mật", "mồ hôi đổ giữa ngày mùa bận rộn".
Đề thi của Trường THPT Gia Định - Ảnh: HOÀI THƯƠNG
Ẩn sau giọng thơ tưởng như chỉ nói về tình yêu đôi lứa là mối liên hệ sâu xa giữa tình cảm cá nhân và tình yêu đất nước, được khai thác trực tiếp trong đề thi qua câu hỏi nghị luận nhỏ: từ văn bản, hãy nêu suy nghĩ về mối liên hệ giữa tình yêu cá nhân và tình yêu tổ quốc trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh.
Ở phần Viết, yêu cầu nghị luận xã hội được tiếp nối bằng một vấn đề thời sự mang tầm nhìn chiến lược: từ góc nhìn người trẻ, hãy bàn về những tố chất cần có để trở thành "công dân toàn cầu mang hồn Việt" - khái niệm được Tổng Bí thư Tô Lâm đưa ra trong bài viết về chiến lược phát triển đến năm 2045.
Với Trường THPT Marie Curie (quận 3), đề thi chọn một đoạn văn xuôi - trích từ truyện ngắn Kỷ niệm về người con đi xa của nhà văn Bùi Hiển - để làm ngữ liệu.
Văn bản kể về một người cha đến thăm con trai đang đóng quân tại một đơn vị pháo binh. Trong đêm gió lạnh, khoảng 3h sáng, ông chợt nhận ra người con đã lặng lẽ đắp thêm cho ông một lớp chăn bông - phần "nồng ấm" mà cậu đã nhường lại để đánh đổi bằng cái rét giá bên ngoài, khi phải đứng ngâm chân giữa ruộng lầy, giữa bóng tối dày mưa phùn gió bấc, để canh gác giấc ngủ của cha và của cả thôn xóm.
Đề văn Trường THPT Marie Curie - Ảnh: THẢO NGỌC
Chi tiết ấy đã làm nổi bật vẻ đẹp tình cảm gia đình, nhưng đồng thời cũng gợi mở một hình tượng cao hơn: người lính trẻ âm thầm gìn giữ sự bình yên cho người thân và cả Tổ quốc.
Ở phần Viết, đề thi tiếp tục khơi gợi tinh thần ấy bằng cách dẫn dắt: "Đại lễ 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã kết thúc nhưng những hình ảnh các bạn trẻ đổ ra đường, vẫy cờ, chụp ảnh và chia sẻ những khoảnh khắc đáng nhớ trên mạng xã hội, tạo nên một làn sóng lan tỏa tinh thần yêu nước vẫn là điều để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người dân Việt Nam".
Từ đó, học sinh được yêu cầu trình bày quan điểm cá nhân về sứ mệnh lan tỏa tinh thần yêu nước của tuổi trẻ hôm nay.
Chia sẻ với Mực Tím về đề thi thử tốt nghiệp THPT môn ngữ văn của trường mình sáng nay, thầy Huỳnh Thanh Phú (hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân) cho biết nhà trường luôn mong muốn mỗi bài kiểm tra là một cơ hội giáo dục toàn diện, không tách rời thực tiễn xã hội.
Với đề thi lần này, thầy đánh giá cao nỗ lực của tổ ngữ văn trong việc lựa chọn cách tiếp cận mới: kết nối giữa lịch sử, văn chương và âm nhạc.
"Đề không chỉ để học sinh làm bài, mà để các em có dịp đối thoại với chính mình: hòa bình hôm nay đến từ đâu? Nếu không còn chiến tranh, người trẻ sẽ gìn giữ hòa bình bằng cách nào?", thầy khẳng định.
Dưới góc nhìn của người làm giáo dục, thầy Phú tin rằng những rung động chân thành trước một đề văn mang giá trị tinh thần sẽ để lại dấu ấn lâu dài trong hành trang trưởng thành của học sinh. Theo thầy, việc đưa các vấn đề thời sự vào đề thi một cách tinh tế cũng giúp học trò tiếp cận lịch sử theo cách gần gũi, cảm xúc hơn.
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận