Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Từ những món đồ đơn giản như túi viết, chìa khóa, áo khoác đến các món đồ giá trị như bóp tiền, điện thoại, headphone... teen đều có thể để lạc mất. Bạn Minh Anh (lớp 12, Trường THPT Gia Định, quận Bình Thạnh) cho biết bạn thường xuyên bị thất lạc đồ. "Như tuần rồi, khi đến căng tin trường ăn sáng, mình đã vắt chiếc áo khoác ra sau ghế ngồi. Khi rời đi mình đã để áo ở lại. Mình muốn tìm lại bởi nó là áo mẹ tặng".
Phương Giang (lớp 11, Trường THPT Gia Định, quận Bình Thạnh): "Mình từng bị lạc mất đủ thứ vật dụng từ tập, sách đến máy tính. Gần đây nhất, mình làm mất chiếc điện thoại. Hôm đó mình tham gia một cuộc thi thuyết trình ở trường, mình đã đặt máy tính, điện thoại ngay trước mặt. Ấy thế mà không hiểu sao khi rời đi, mình chỉ ôm máy tính, còn điện thoại thì để lại, híc".
Trung Nguyễn (lớp 11, Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, quận Tân Bình) kể: "Hôm đó trời mưa nên mình nán lại để mặc áo mưa, thế là bỏ quên vợt cầu lông ở nhà xe. Đó là cây vợt bố mẹ tặng lúc mình thi tuyển sinh nên mình rất quý. Mình đăng bài lên Facebook trường, may mắn có một anh giữ, trả lại cho mình. Trước đó mình có bỏ quên nón bảo hiểm nhưng không tìm lại được".
Minh Anh (lớp 12, Trường THPT Võ Thị Sáu, quận Bình Thạnh): "Mình mới đánh mất chiếc bóp có để bên trong rất nhiều giấy tờ quan trọng như căn cước, giấy tờ xe... Dù đã đăng bài lên group trường nhưng mình vẫn chưa tìm lại được. Việc làm giấy tờ khiến tâm lý mình khá hoang mang, nhiều ngày sau đó mình không tập trung cho bài học được".
Sau vài lần để lạc mất đồ, Trung Nguyễn chọn cách mang ít đồ rườm rà lại để dễ kiểm soát hơn. Bên cạnh cặp đi học, nhiều bạn còn chuẩn bị thêm chiếc túi nhỏ có thể mang trước ngực, dễ dàng bỏ các vật dụng như điện thoại, thẻ học sinh, tai nghe... để tránh thất lạc.
Còn bạn Minh Anh cho biết tại Trường THPT Gia Định gần đây học sinh thường bỏ quên, làm thất lạc đồ nên bạn đã có một “quy trình” chung để tìm lại đồ.
“Cụ thể ai làm mất đồ sẽ đăng lên nhóm Facebook của trường để “cầu cứu”. Nếu người nhặt được nhìn thấy bài đăng sẽ liên lạc với bạn bị mất đồ trả lại. Trong trường hợp người nhặt được đồ không tìm được người mất sẽ gửi món đồ đó lên phòng giám thị”, Minh Anh chia sẻ.
Đối với Phương Giang, sau nhiều lần lạc mất đồ cô bạn tự rút ra kinh nghiệm, tập cho mình thói quen quan sát xung quanh vị trí vừa ngồi trước khi rời đi. Trong trường hợp không may bị thất lạc đồ, cô bạn sẽ bình tĩnh nhớ lại vị trí, thời điểm cuối cùng sử dụng món đồ đó để có thể sớm “lần lại” tìm.
Cô giám thị, chú bảo vệ hoặc cô lao công thường sẽ là người dễ nhặt được đồ hoặc nhận đồ từ những người nhặt được gửi lại. Teen chúng mình cũng có thể liên hệ để nhờ giúp đỡ nhé!
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận