Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Những ngày trước đây, trong group "Flex đến hơi thở cuối cùng", ngoài những comment cảm ơn, "thả tim" khi được truyền cảm hứng từ những câu chuyện thành công thì cũng có những bạn cảm thấy có chút tự ti.
Nguyên nhân là vì "vào group này thấy mình ở đáy xã hội lúc nào không hay", "group này toàn "con nhà người ta" còn mình thì nằm ở lõi trái đất vào đây chưa flex được tí gì", "ai đó kể câu chuyện thất bại để mình thấy bản thân cũng bình thường như bao người khác được không, huhu"…
Thậm chí có trường hợp phải khóa tài khoản cá nhân để thoát khỏi nỗi áp lực flex bủa vây khắp mạng xã hội.
Bạn Tấn Phát (Podcaster/Host MC Phát Loa Phường) kể bạn của bạn là du học sinh có học lực rất tốt nhưng vì chọn sai ngành nên đã trở về nước, bắt đầu lại từ con số 0. Khi trend flex ập tới khiến bạn của Phát bị áp lực trở lại.
"Tình hình căng thẳng hơn khi gia đình bạn đọc được flex trên mạng xã hội, rồi so sánh bạn với "con nhà người ta". Thế là bạn ấy khóa tài khoản Facebook, tự tránh mặt trong các bữa cơm gia đình" - Phát kể.
Trên trang fanpage Phát Loa Phường của mình, Phát cũng chia sẻ quan điểm về flex: "Những ngày đầu trend flex khởi xướng mang đến sự tích cực, vui nhộn. Tuy nhiên, không phải ai cũng khoe một cách tinh tế và hài hước. Nhiều người đã cảm thấy tự ti vì "không giàu bằng, không thông minh bằng, không tài năng bằng". Theo mình, bạn phải học "cách khoe" sao cho tinh tế nữa!".
Ngược với trend flex khoe thành công thì hashtag #flex_ngược với những câu chuyện thất bại cũng bắt đầu phủ sóng mạng xã hội, được nhiều teen bấm like vì cảm thấy được đồng cảm, sẻ chia.
Người được cho là khởi xướng trào lưu này là anh Nguyễn Tiến Huy (Tổng giám đốc tổ hợp truyền thông và công nghệ Pencil Group) khi đăng status kể về những thất bại trong quá trình học tập, khởi nghiệp:
"18 tuổi nhận bằng tốt nghiệp phổ thông trung học loại trung bình vì bị điểm kém môn Văn; 20 tuổi hăng máu khởi nghiệp với Butchi Creative và thất bại sau 1 năm hoạt động; 28-30 tuổi cùng đầu tư với các anh em nhiều ý tưởng kinh doanh sáng tạo đều thất bại…".
Là một người giữ chức vụ cao, được nhiều người biết đến nhưng anh Huy không giấu mà lại sẵn sàng kể câu chuyện thất bại là vì: "Anh muốn chia sẻ rằng phía sau những thành công để có thể flex thường là những thất bại giúp mài dũa tinh thần, kiến thức, kĩ năng. Nguồn cảm hứng từ thành công là rất tốt nhưng nguồn cảm hứng về sự bền bỉ đứng lên khi gặp thất bại và dám làm dù biết có thể sẽ thất bại, có thể còn tốt hơn".
Anh Huy bật mí thêm ý tưởng flex_ngược này đã được anh và team sử dụng trong một dự án quảng cáo từ năm 2019, với hình tượng ca sĩ Đen Vâu cùng thông điệp "thất nghiệp, nhạc không ai hiểu, kinh doanh cà phê thua lỗ, bị tình yêu từ chối… Tài sản của tôi là thất bại. Không có thất bại không có Đen Vâu hôm nay".
Khi đứng trước mỗi "flex" các bạn trẻ cần bình tĩnh và ý thức được những gì chúng ta nhìn thấy ở người khác. Đó có thể chỉ là "bề nổi", không phải hoàn toàn. Tuy nhiên, việc dừng lại vài giây để tán thán họ và bày tỏ niềm tự hào về sự tài năng của người Việt Nam chúng ta, thiết nghĩ cũng thú vị.
Khi thấy "flex" đáng ngưỡng mộ từ ai đó, chúng ta có thể xuýt xoa và thậm chí là ước ao có được như họ. Nhưng, thực tế cho thấy mỗi người khi sinh ra đã sở hữu các yếu tố bẩm sinh, di truyền (tiền đề) không giống nhau; môi trường sống và giáo dục khác nhau; hoạt động cá nhân mỗi người mỗi khác.
Do đó, hãy tập cho mình cách tư duy đa chiều về "flex", đừng tự ám thị những thành tựu từ người khác làm áp lực cho mình hoặc tủi hổ, tự ti về bản thân mà quên mất chính bạn cũng có những điểm tốt và đáng trân trọng.
Bạn thân mến, ai trong chúng ta cũng có giá trị cho riêng mình. Nếu không may mắn có được "bản thiết kế vĩ đại" thì đừng vội ca thán mà thay vào đó hãy bồi đắp, kiến tạo những giá trị bên trong.
Bởi suy cho cùng, thước đo của thành công không chỉ thuần tuý dừng lại ở những gạch đầu dòng mà là những con số biết nói và vượt lên trên hết là chỉ số hạnh phúc có được trong cuộc sống. Cuối cùng, người trẻ cũng nên thoát ly tư duy lối mòn, đừng mãi nhìn vào thành tích mà xem nhẹ quá trình, sự nỗ lực của chính mình.
ThS tâm lý Đặng Hoàng An, cựu giảng viên Trường đại học Sư phạm TP.HCM
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận