Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
* Rào cản 1: thiếu từ vựng tiếng Anh
Điều này quá hiển nhiên. Nhưng sự thật là có khi các bạn biết hết các từ họ nói nhưng vẫn “nghe không ra”. Nói cách khác, nghe thì không hiểu nhưng viết ra thì lại hiểu.
Hoặc như trong trường hợp xem phim tiếng Anh không hiểu, nhưng bật phụ đề tiếng Anh lên thì hiểu. Đó là lúc các bạn thiếu trải nghiệm liên kết nghe - nhìn (rào cản số 2).
* Rào cản 2: thiếu liên kết nghe – nhìn.
Nói một cách nôm na, những gì mình "nghe thấy" không giống với những gì mình "nhìn thấy".
Lý do thứ nhất: phát âm sai.
Chẳng hạn, các bạn nhìn thấy từ "examine", trong đầu hiện lên âm thanh "ét-xam-mai", nhưng thực ra các bạn sẽ nghe người bản ngữ nói là /ɪɡˈzæmɪn/ (nôm na là "ịch-gia-mìn").
Có rất nhiều từ kiểu như thế. Việc đó có thể xuất phát từ việc mình phát âm sai, hoặc do giọng vùng miền (Anh Anh, Anh Mỹ, Anh Úc, Anh New Zealand).
Giải pháp cho việc này chính là: khi tra một từ mới, các bạn hãy bấm vào ký hiệu cái loa trên từ điển được nghe đọc lên cho quen tai nhé.
Lý do thứ hai: do các hiện tượng connected speech, nôm na là "đọc thêm", "đọc bớt", "đọc nối" khi các từ được nói liên tiếp với nhau.
+ Đọc nối:
Là hiện tượng phụ âm cuối của từ trước nối với nguyên âm đầu của từ sau.
Chẳng hạn như cụm từ "he's in" các em sẽ nghe thành /hiːzɪn/ (hi-zin)
Hay trong cụm từ "I'm at…" các em sẽ nghe thành /aɪmæt/ (ai-mát).
+ Đọc thêm:
Là hiện tượng xuất hiện thêm một âm mới ở giữa hai từ liền kề.
Chẳng hạn như cụm từ "meet you". Các bạn có thể nghe thấy âm /tʃ/ ("ch") xuất hiện giữa hai từ đó. Cụ thể, thay vì /miːt-juː/ (mít diu) các em có thể nghe thành /miːtʃuː/ (mí-chiu). Điều tương tự cũng xảy ra đối với các cụm từ như "and you", "next year", "did you", …
Hoặc chẳng hạn như cụm từ "we are" các bạn sẽ nghe thành /wiːjɑːr/ (wee-yah), "you are" các bạn sẽ nghe thành /juːwɑːr/ (you-wah), v.v.
+ Đọc bớt:
Là hiện tượng một âm bị đọc giảm đi hoặc mất đi.
Chẳng hạn như từ FOR thay vì nghe là /fɔːr/ "pho" thì các bạn có thể nghe là /fər/ "phơ".
Chẳng hạn như từ COMFORTABLE mình nghĩ rằng sẽ nói là "căm-pho-tây-bồ" nhưng thực tế sẽ nghe là /ˈkʌmftə.bəl/. (4 âm tiết giảm thành 3 âm tiết.)
Bước 1. Tai vừa nghe âm thanh, mắt vừa nhìn mặt chữ để tạo liên kết nghe-nhìn.
Các bạn có thể vừa đọc văn bản trong sách, vừa mở file lên để nghe cho quen.
Các bạn cũng có thể xin thầy cô tài liệu kèm văn bản cho phần luyện tập này.
Bước 2. Vẫn là file nghe ấy, nhưng chỉ nghe thôi mà không nhìn. Các bạn xem mình hiểu được bao nhiêu phần trăm.
Chỗ nào không hiểu, ta lại nhìn vào phần chữ. Cứ lặp lại nhiều lần như thế cho đến khi các bạn nghe và hiểu được hết mà không cần đọc.
Bước 3. Tiếp tục bước 1 và 2 với tài liệu khác. Các bạn nhớ ưu tiên cho những bài nghe mà thầy cô đã dạy hoặc dặn dò trên lớp hoặc học liệu trong sách giáo khoa nhé.
Trên đây chỉ là cách học. Còn học có giỏi hay không phụ thuộc vào việc các bạn có kiên trì nhẫn nại hay không nữa. Thầy chúc tất cả các em sức khỏe dồi dào và sự kiên trì để học tốt nhé!
Thầy giáo 9X NGUYỄN THÁI DƯƠNG (Ủy viên BCH Hội nghiên cứu và Giảng dạy tiếng Anh TP.HCM)
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận