Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Đó là những dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp phải tình trạng áp lực đồng trang lứa (peer pressure). Thay vì phải vượt qua chúng, bài viết này sẽ chỉ bạn cách để đối mặt.
Dưới đây là một số cách giúp teen đối mặt với áp lực đồng trang lứa, không để vấn đề này tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống:
Bạn từng ngưỡng mộ bạn A kiểm tra Toán luôn được điểm 10, bạn B thi lần đầu đã được 8.0 IELTS, bạn C giành giải nhất môn Văn kì thi học sinh giỏi quốc gia… Thực ra, họ đã và đang trải qua những giây phút khủng hoảng, áp lực... mà chúng ta không thể biết được.
Họ cũng có những điểm yếu, những khía cạnh chưa giỏi giang. Biết cách phát triển ưu điểm và thông cảm cho thiếu sót của mình, đó mới là cách con nhà người ta toả sáng.
Mỗi người đều có ưu, khuyết điểm. Bạn A giỏi Toán có thể không học tốt Văn, bạn B giỏi tiếng Anh có thể hơi yếu các môn tự nhiên, bạn C đạt giải nhất môn Văn mà lơ là môn khác, nhiều khi học lệch…
Thay vì nghĩ mình kém cỏi hoặc cố theo đuổi một khuôn mẫu có sẵn, teen nên học cách chấp nhận sự khác biệt.
Thay vì cảm thấy bị đe doạ bởi thành công của người khác, hãy để bản thân được truyền cảm hứng khi chứng kiến bạn bè có thành tựu.
Nếu teen muốn có được những thứ người khác có, nhưng lại phủ nhận sự nỗ lực của họ, áp lực đồng trang lứa lúc này đã trở thành đố kỵ. Sự đố kỵ kéo theo thói quen đổ lỗi: "Chẳng qua vì nó được ba mẹ cho đi học thêm đủ chỗ, chẳng qua do nhà nó giàu, chẳng qua do mình không đủ điều kiện…".
Lâu dần, bạn sẽ sống trong cảm giác an toàn không lành mạnh do thói quen đổ lỗi tạo ra. Peer pressure không mất đi, mà kèm theo nhiều vấn đề tiêu cực hơn: ghen tỵ, nguỵ biện và đổ lỗi.
Biến áp lực thành động lực là một quá trình khó khăn. Nhưng một khi làm được, thành công của người khác sẽ trở thành "cú hích", khiến teen muốn bắt tay hành động ngay.
Nghe có vẻ ngược đời, nhưng tìm đến những người "cùng tần số" có thể giúp bạn giảm áp lực đồng trang lứa.
Chia sẻ trải nghiệm với người cùng tình cảnh, bạn sẽ cảm thấy được thấu hiểu. Bạn cũng dễ dàng đối mặt với áp lực hơn, khi nhận ra hầu hết mọi người đều trải qua những thách thức tương tự. Lời khuyên và góc nhìn mới từ người ngoài cuộc cũng giúp bạn tìm được giải pháp cho các vấn đề.
Tuy nhiên, nếu để suy nghĩ tiêu cực của những người "cùng cảnh ngộ" ảnh hưởng, vấn đề của bạn sẽ ngày một nghiêm trọng. Cần cân bằng giữa việc chia sẻ, cùng tìm ra giải pháp với việc để áp lực tiếp tục "lây lan" cho nhau.
Nếu teen không chắc việc mình có thể kiểm soát bản thân để tránh bị ảnh hưởng, việc giữ khoảng cách với "nguồn" gây áp lực sẽ là một lựa chọn tốt.
Tiếp xúc với những người (bạn cho là) tài giỏi thường xuyên sẽ kích thích sự cạnh tranh và suy nghĩ so sánh. Nên giữ khoảng cách với họ nếu hầu hết những mẹo phía trên không đạt hiệu quả.
Khi "con nhà người ta" không xuất hiện liên tục trong tầm mắt, teen có thể thoát khỏi cảm giác so sánh bản thân với người khác. Từ đó duy trì tinh thần thoải mái, củng cố sự tự tin và tập trung hơn vào các mục tiêu cá nhân.
Tuy nhiên, không phải cứ không gặp gỡ người giỏi là có thể giảm bớt áp lực. Mạng xã hội và truyền thông cũng là một trong những lý do khiến peer pressure "trở nặng".
Cần vạch rõ ranh giới giữa việc giữ khoảng cách và cô lập mình với mọi người. Trong một số trường hợp, giữ quan hệ (có chừng mực) với những người thành công cũng là nguồn động lực lành mạnh thúc đẩy sự cố gắng.
Hãy bỏ qua suy nghĩ: "Người ta có gì mình cũng phải có!". Mỗi người là một cá thể riêng biệt. Bạn không nên sao chép người khác, càng không thể trở thành họ.
Hãy đặt ra mục tiêu cụ thể: tập trung phát triển thế mạnh của riêng mình, cải thiện những khía cạnh bạn có thể thay đổi được. Không một ai là "đa zi năng", nên học cách từ bỏ hoặc phớt lờ những điều bạn cho là không phù hợp, không thể thay đổi.
Cuối cùng, ngừng so sánh bản thân với người khác. Sự đối chiếu có thể trở thành nguồn động lực thúc đẩy một người cố gắng, nhưng cũng có thể nhấn chìm họ trong sự đố kỵ. Nếu lo lắng bản thân không thể nhìn nhận điều đó theo góc độ tích cực, hãy chỉ so sánh bản thân với chính mình ngày hôm qua.
Áp lực đồng trang lứa (peer pressure) là một thuật ngữ sử dụng trong chuyên ngành tâm lý và giáo dục. Thuật ngữ này khá "quen mặt" với giới trẻ những năm gần đây. Hội chứng này xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến ở tuổi vị thành niên và thanh thiếu niên.
Peer pressure xuất hiện khi một cá nhân chịu tác động (đa phần là tiêu cực) từ một nhóm người cùng độ tuổi, hoặc cùng nhóm xã hội nhưng được cho là thành công, hạnh phúc hơn. Các tác động này có thể xuất phát từ bên trong mỗi người, hoặc do yếu tố xung quanh thúc đẩy.
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận