Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Cô Nguyễn Thị Phương Thảo có hơn 24 năm giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn cấp thành phố. Theo cô, để đạt điểm cao môn văn, các sĩ tử có thể lưu ý và vận dụng 5 bí quyết làm bài như sau:
Sau khi nhận đề thi, bạn cần đọc thật kỹ đề và xử lý đề trước khi làm bài. Bạn cần xác định được các từ khóa thể hiện nội dung chính và tinh thần của văn bản.
Sau đó, các bạn gạch chân các từ khóa quan trọng để bám sát và không bị lạc đề trong quá trình làm bài.
Bên cạnh đó, khi đọc xong đề, nảy ra được ý nào trong đầu, các bạn nên ghi chú trên đề hoặc viết ra nháp để tránh thiếu ý khi lập dàn bài cho 2 bài viết của phần làm văn.
Nhiều năm tham gia công tác coi thi tốt nghiệp, cô Thảo thấy rằng các thí sinh dường như rất ít sử dụng nháp khi làm bài thi văn. Cô cho rằng nếu biết sử dụng nháp đúng cách sẽ giúp ích rất nhiều cho việc hệ thống nội dung trước khi đặt bút vào giấy thi.
Theo cô, mặt trước của giấy nháp các thí sinh nên dùng cho bài nghị luận xã hội. Các bạn hãy ghi lại các từ khóa chính trong đề, hình dung và viết lại các luận điểm cơ bản để không bị sót ý khi trình bày bài viết của mình.
Sau đó, các sĩ tử cũng nên trình bày trên nháp một dàn bài đơn giản để giới thiệu dẫn nhập và xác định vấn đề cần được triển khai theo từng đoạn.
Các bạn có thể triển khai bàn luận theo hai hướng là theo đề và biết cách phản đề có kèm dẫn chứng chính xác và phù hợp (phải biết gọi tên được dẫn chứng) để bài nghị luận thêm sâu sắc và có tính thuyết phục.
Mặt sau của giấy nháp các bạn nên sử dụng để xử lý thân bài cho phần nghị luận văn học.
Các thí sinh lưu ý: không cần viết dài dòng mà phải chú trọng viết đúng, viết đủ. Vì vậy để tránh tình trạng viết bài lan man, không đúng trọng tâm, các bạn nên gạch đầu dòng những ý cần triển khai ra nháp trước… Điều này sẽ giúp bài viết của các bạn đầy đủ nội dung và logic hơn.
Đặc biệt lưu ý đối với phần làm văn, để có được điểm 9, bài viết của các bạn luôn cần phải có yếu tố sáng tạo và diễn đạt mới mẻ. Vì vậy, bạn cũng đừng quên gạch ghi chú ra nháp những bài học nhận thức của bản thân, cùng với đó là những ý tưởng cụ thể về hành động để giải quyết vấn đề để tránh thiếu sót khi làm văn nhé.
Việc phân bổ thời gian hợp lý khi làm bài thi là một "chiến thuật" đặc biệt quan trọng, quyết định không nhỏ đến kết quả bài làm.
Theo đó, thời gian làm bài quy định của môn Ngữ văn là 120 phút cho 2 phần thi Đọc – hiểu (3 điểm) và Làm văn (7 điểm). Trong đó phần Đọc – hiểu gồm 4 câu hỏi, phần Làm văn có 2 nội dung viết là viết đoạn văn nghị luận xã hội (2 điểm) và viết bài văn nghị luận văn học (5 điểm).
Để có thể "ẵm" điểm cao, cô Thảo lưu ý sĩ tử phải chia quỹ thời gian làm bài cho phù hợp, dành được phần lớn thời gian cho nội dung chiếm điểm cao.
Sĩ tử chỉ nên dành khoảng 10 phút cho phần Đọc - hiểu vì đây là nội dung yêu cầu tương đối đơn giản, dễ lấy điểm. Kế đó, dành khoảng 15 – 20 phút cho phần nghị luận xã hội và tập trung phần thời gian còn lại cho bài văn nghị luận văn học.
Sĩ tử cũng lưu ý để dành từ 3 – 5 phút cuối cùng cho việc kiểm tra lại toàn bộ bài làm của mình để tránh các lỗi chính tả và bổ sung ý cho phần Đọc – hiểu (nếu có).
Đây là yếu tố quan trọng mà sĩ tử cũng cần lưu tâm nếu muốn đạt điểm cao.
Đối với nội dung nghị luận văn học, các bạn nên có sự liên hệ, so sánh về khía cạnh nội dung, nghệ thuật với một số tác phẩm cùng thời hoặc cùng đề tài, chủ đề, thậm chí là tác phẩm khác của chính tác giả đó để có sự nhận định khách quan. Qua đó làm nổi bật giá trị của tác phẩm đang phân tích.
Các bạn cũng cần lưu ý việc liên hệ bản thân khi phân tích tác phẩm văn học. Bài làm sẽ toàn diện hơn nếu được nhìn nhận thêm từ góc độ cá nhân.
Đối với nội dung nghị luận xã hội, mặc dù chỉ yêu cầu hình thức là đoạn văn nhưng các bạn cũng nên xem xét việc mở rộng góc nhìn về vấn đề được bàn luận.
Ví dụ, đối với một hiện tượng xã hội tích cực, bạn cũng có thể mạnh dạn đưa thêm một vài ý kiến, quan điểm trái chiều về vấn đề để đảm bảo một góc nhìn khái quát, toàn diện nhất nhằm tăng tính thuyết phục cho lập luận.
Bạn cũng phải đặc biệt chú trọng việc liên hệ bản thân để đưa ra bài học nhận thức của chính mình bởi đó là con đường ngắn nhất để thể hiện quan điểm của bạn về vấn đề được nói đến.
Tips cuối cùng mà cô Thảo chia sẻ tuy không dễ thực hiện đối với đại đa số học sinh, tuy nhiên, đây chính là bước không thể thiếu nếu bạn thật sự mong muốn đạt điểm cao.
Theo cô Thảo, khi làm bài, đặc biệt là nội dung nghị luận văn học, ngoài việc phân tích các chi tiết, hình ảnh, từ ngữ hay các biện pháp nghệ thuật… đã được hướng dẫn ở lớp, các bạn cần đi sâu phân tích, tăng cường bình luận những chi tiết đắt giá, những hình ảnh "đinh" để tăng thêm giá trị của tác phẩm.
Ngoài ra, tự mình phát hiện thêm những yếu tố mới, những cách diễn đạt độc đáo làm nên giá trị tác phẩm hoặc nhìn nhận chi tiết, hình ảnh theo góc nhìn mới mẻ, phù hợp cũng là một điểm cộng lớn nếu muốn đạt điểm cao.
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận