Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Bức tượng cụ Lê Quý Đôn được đặt tại Trường THPT Lê Quý Đôn (quận 3) - Ảnh: TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN TP. HCM
Nhắc đến Lê Quý Đôn(1726-1784), chúng ta nhớ ngay đến hình ảnh một nhà bác học tài ba, uyên bác, với trí nhớ siêu phàm và lòng say mê học hỏi suốt đời.
Lê Quý Đôn tên thật là Lê Danh Phương, quê ở làng Đồng Phú, huyện Duy Tiên, trấn Sơn Nam (nay thuộc tỉnh Hà Nam).
Ông là vị quan thời Lê trung hưng, cũng là nhà thơ và được mệnh danh là “nhà bác học lớn của Việt Nam trong thời phong kiến”.
Lê Quý Đôn nổi tiếng không chỉ bởi vốn tri thức uyên bác mà còn bởi khả năng ghi nhớ và tư duy đặc biệt ngay từ khi còn nhỏ, được người đương thời bấy giờ gọi là thần đồng.
Có giai thoại kể rằng trong một lần ghé quán cơm trên đường, ông đã tình cờ đọc được sổ nợ của quán.
Vài tháng sau, khi quay lại và biết tin quán bị cháy và mất sổ nợ, ông đã ghi nhớ toàn bộ danh sách những người nợ, giúp chủ quán chép lại chính xác. Kết quả là không ai phản đối hay phủ nhận, danh sách nợ được thu hồi thành công.
Dù tài trí hơn người, Lê Quý Đôn không phải lúc nào cũng tránh khỏi va vấp. Có thời điểm, vì quá tự tin, ông từng treo bảng mời mọi người đến hỏi chữ khó.
Trong một lần đối đáp, ông bị một cụ già “dạy cho bài học” bằng một câu đối hóc búa chỉ xoay quanh một chữ “chi”, khiến ông phải đỏ mặt. Chính trải nghiệm này đã giúp ông khiêm tốn hơn, rút ra bài học quý giá về sự cần cù học hỏi và nghiên cứu.
Từ đó, Lê Quý Đôn không ngừng học hỏi, trở thành một trong những học giả có công lớn trong việc ghi chép, hệ thống tri thức của dân tộc, đồng thời để lại nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử, địa lý, nông nghiệp, giáo dục, ngôn ngữ và nhiều lĩnh vực khác.
Lê Quý Đôn được mệnh danh là “nhà bác học lớn của Việt Nam trong thời phong kiến” - Ảnh: TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN TP. HCM
Lê Quý Đôn là một tấm gương sáng về tài năng và sự học hỏi không ngừng. Ngay từ khi còn nhỏ, ông đã nổi bật với trí tuệ vượt trội.
Năm 14 tuổi, ông theo cha lên kinh đô Thăng Long và đã hoàn thành toàn bộ sách kinh điển của Nho gia như Tứ thư, Ngũ kinh, Bách gia chư tử.
Kể từ đó, con đường khoa bảng của ông bắt đầu rực rỡ. Năm 17 tuổi, ông thi Hương và đỗ Giải nguyên. Đến năm 27 tuổi, ông thi Hội đỗ Hội nguyên và tiếp tục đỗ Đình Bảng nhãn trong kỳ thi Đình.
Không chỉ xuất sắc trong học tập, Lê Quý Đôn còn có sự nghiệp quan trường huy hoàng.
Sau khi đỗ đạt, ông lần lượt giữ nhiều chức vụ quan trọng dưới triều Lê - Trịnh, bao gồm: Hàn lâm thừa chỉ, Toản tu Quốc sử quán (1754), Thị giảng Viện Hàn lâm (1757), Đốc đồng xứ Kinh Bắc (1764), Thị thư kiêm Tư nghiệp Quốc Tử Giám (1767), Tán lý quân vụ, Phó Đô ngự sử (1768), Công bộ hữu thị lang (1769), Bồi tụng (Phó thủ tướng) (1773), Tổng tài Quốc sử quán (1775), Hiệp trấn tham tán quân cơ Trấn phủ Thuận Hóa (1776), Hiệp trấn Nghệ An (1783) và Công bộ Thượng thư (1784).
Với tài năng xuất chúng và sự nghiệp quan trọng, Lê Quý Đôn đã để lại một di sản trí tuệ lớn lao cho đất nước, trở thành một trong những học giả vĩ đại của Việt Nam.
Noi bước theo tấm gương học thuật của cụ Lê Quý Đôn, vòng chung kết Giải Lê Quý Đôn trên ấn phẩm Khăn Quàng Đỏ năm học 2024-2025 được tổ chức vào ngày 11-5-2025.
Giải Lê Quý Đôn không chỉ là một sân chơi trí tuệ mà còn là cơ hội để các bạn học sinh khám phá tri thức, tiếp bước theo tinh thần học hỏi không ngừng của ông.
Cùng chờ xem những gương mặt nổi bật nào sẽ ghi dấu tại vòng chung kết năm nay!
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận