Đi bơi mùa hè, ngại gì không thử?

Chủ nhật, 02/06/2024 17:57 (GMT+7)

Hè này, bạn đã chuẩn bị tinh thần nhảy ùm xuống nước chưa? Cùng gia nhập bộ môn bơi lội vui-khỏe nha!

Đi bơi mùa hè, ngại gì không thử?- Ảnh 1.

Tập bơi thường xuyên, chiều cao sẽ phát triển tốt, các chức năng trong cơ thể như cơ bắp, trí não, tim mạch… được cải thiện - Ảnh: VFIS

Team muốn đi bơi mùa hè nhưng sợ xuống nước, ghé đây nè!

- Mấy bồ ơi, đi bơi không?

- Thôi, tui… sợ nước lắm!

Đoạn hội thoại “thấy quen quen” này chắc không ít bạn đã từng nghe. Mỗi khi rủ nhau đi bơi, thường có một vài bạn trong nhóm từ chối vì sợ nước.

Nhưng bạn biết không, theo các chuyên gia, độ tuổi vàng để bộ môn bơi lội phát huy tối đa lợi ích sức khỏe là từ 10 - 14 tuổi. 

Ở độ tuổi này, nếu tập bơi thường xuyên, chiều cao sẽ phát triển tốt, các chức năng trong cơ thể như cơ bắp, trí não, tim mạch… được cải thiện.

Đi bơi mùa hè, ngại gì không thử?- Ảnh 2.

Độ tuổi vàng để phát huy tối đa lợi ích sức khỏe với môn bơi lội là từ10 - 14 tuổi - Ảnh: VFIS

Vì vậy, hội sợ nước còn chần chờ gì nữa mà không “trị” căn bệnh này nào? Cùng nghe chia sẻ của bạn Đặng Nguyên Khôi (lớp 8 Trường THCS Nguyễn Văn Bé, quận Bình Thạnh), Huy chương bạc Giải Vô địch bơi lội trẻ quốc gia năm 2023, bật mí bí kíp vượt qua nỗi sợ này nha!

Theo Nguyên Khôi, chúng mình có 2 hashtag để hội sợ nước vượt qua chính mình:

Đi bơi mùa hè, ngại gì không thử?- Ảnh 3.

Nguyên Khôi - Ảnh: NVCC

#Rủ nhau nghịch nước

Theo kinh nghiệm của Khôi, các bạn sợ nước có thể tập tiếp xúc với nước nhiều hơn. 

Các bạn nên rủ bạn bè đi chơi công viên nước, đi hồ bơi chung để quên đi nỗi sợ. 

Nếu chưa biết bơi, các bạn nên chọn hồ dành cho thiếu nhi để đỡ lo lắng. Bạn cũng có thể bày những trò chơi nhẹ nhàng như đi bộ, tìm đồ chơi dưới nước…

Ngoài ra, các bạn rủ nhau đi xem các cuộc thi liên quan tới bơi lội, để từ đó bạn tìm thấy niềm yêu thích với môn này.

#Tập thở nước

Các bạn xuống nước thường sợ nhất là bị sặc, không thở được. Vì vậy khi làm quen với nước, chúng ta nên tập thở nước trước tiên. 

Không cần phải đặt mục tiêu xa xôi, chỉ cần bạn quen dần và thấy thoải mái với việc thở nước là đã phần nào vượt qua nỗi sợ rồi. 

Bạn đeo một ít phao bơi để cảm thấy yên tâm hơn nha. Đặc biệt, bạn đừng quên tập thở nước, tập bơi ở nơi có người lớn theo dõi nhé.

Nguyên Khôi còn dặn dò thêm, mùa nắng nóng teen nên uống thêm nước cam, chanh, ăn các loại trái cây có vitamin C để tăng cường sức đề kháng khi chơi ngoài trời.

Đi bơi mùa hè, ngại gì không thử?- Ảnh 4.

Các bạn học sinh Trường Quốc tế Việt Úc trong một giờ học bơi - Ảnh: VAS

Quẩy ba lô đi bơi

Bạn đừng quên những món này khi đi bơi nè:

Đi bơi mùa hè, ngại gì không thử?- Ảnh 5.

Bộ đồ dùng gợi ý khi đi bơi - Ảnh: NGUYÊN THẢO

* Nón bơi (bằng vải hoặc silicon): Giúp tóc gọn gàng, giảm lực cản nước.

* Kính bơi: Bảo vệ mắt, giúp bạn nhìn rõ hơn trong nước.

* Thuốc nhỏ mắt, xịt mũi: Dùng sau khi bơi.

* Kem chống nắng: Bảo vệ da dưới ánh nắng.

* Các vật dụng cá nhân: Dầu gội, sữa tắm, khăn, son dưỡng môi…

Bạn nên bỏ tất cả các món này vào túi riêng để khi cần là mang đi ngay, không sợ quên, sót.

Chúng mình tập luyện bơi lội cùng thành phố vui, khỏe, an toàn nhé!

Thử kiểm tra kiến thức về bơi qua 2 câu hỏi nhanh: 

Cùng huấn luyện viên bơi lội Lợi Tấn Trí tìm hiểu những câu hỏi nhiều U15 hay thắc mắc nha.

* Vì sao phải tắm tráng?

Nhiều bạn được dặn rằng trước khi xuống hồ bơi, mình phải tắm tráng bằng vòi hoa sen ở trên bờ. Bạn có biết mục đích chủ yếu của việc tắm tráng là gì không?

A. Để mình đỡ bẩn khi xuống hồ bơi.

B. Đồ bơi ướt sẽ dễ bơi hơn.

C. Cân bằng thân nhiệt.

Kết quả: 

* Nên chọn đồ bơi như thế nào?

A. Đồ vừa vặn với cơ thể.

B. Đồ rộng hơn một chút để dễ hoạt động dưới nước.

C. Đồ càng chật càng tốt.

D. Đồ ôm sát, hơi chật hơn một chút so với cơ thể.

Kết quả

Đi bơi an toàn

Thầy Phạm Văn Mạnh (giáo viên giáo dục thể chất Trường Quốc tế Việt Nam - Phần Lan VFIS) dặn dò U15: “Ở lứa tuổi cấp 2, học sinh rất hiếu động. Các bạn cần nắm rõ nội quy hồ bơi như không chạy nhảy, xô đẩy, tuân thủ hướng dẫn của nhân viên cứu hộ.

Trong khi học bơi, các bạn cần chú ý thực hiện đúng hướng dẫn bài tập của giáo viên, không được nô đùa, ôm hay nhấn nước, tạt nước bạn khác.

Một số điều bạn cần lưu ý như hồ phải có nhân viên cứu hộ, các dụng cụ cứu hộ đầy đủ như phao, gậy cứu hộ, chú ý tới mực nước sâu của hồ bơi có phù hợp không.

Ngoài ra, các bạn phải được trang bị đầy đủ phao tay, phao lưng khi học bơi”.

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên

    Đáp án: