Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
"18 tuổi không biết mình sẽ học gì là thất bại, 22 tuổi loay hoay chuyển ngành là thất bại, 30 tuổi cầm đơn xin việc là thất bại". Nếu bạn dừng lại trước những dòng này trên mạng xã hội của gen Z, thấy áp lực đè nặng lồng ngực mình thì hãy tạm buông điện thoại xuống...
Đồng hồ nhích qua 12h đêm nhưng Ánh Dương (17 tuổi) vẫn cặm cụi viết cho xong hoạt động của câu lạc bộ. Ở kệ gỗ, cô bạn dán chi chít giấy note những bài tập cần làm cho kỳ thi. Dương không thể bị điểm thấp cho học kỳ này. Bạn cảm thấy bản thân gồng gánh quá nhiều thứ.
“Mình luôn cố gắng trở thành leader tốt”, Dương nói.
Từ bé, lúc ngắm nghía mình trong gương, Dương thấy mình không quá xinh. Bạn tự hứa phải khác biệt và tỏa sáng ở một lĩnh vực nào đó. Dần dần, nó đã trở thành áp lực vô hình khiến Dương sợ mình không đủ giỏi để khiến mẹ tự hào, không đủ tốt để làm các bạn hài lòng.
Hai năm trước, Dương được bầu làm chủ nhiệm của câu lạc bộ. Kinh nghiệm chưa có khiến bạn còn nhiều thiếu sót. Lúc Dương làm sai danh sách, khi lại bỏ sót cẩm nang của đội hậu cần làm các bạn phải tức tốc chạy quãng xa đi lấy, gây “bể show”.
Dương nhận ra trở thành người dẫn đầu và giữ được vị trí ấy không hề dễ. Những lời chỉ trích ngày một dày khiến bạn rơi vào trạng thái burn out - căng thẳng kéo dài.
Dương nhớ lại: “Mình trách bản thân quá tệ đến mức không làm được việc gì đàng hoàng. Ngày nào mình cũng khóc, không phải bởi lời phàn nàn mà do thất vọng bản thân”. Đỉnh điểm, Dương sụt 6 kg và lần đầu trượt danh hiệu học sinh giỏi. Cuối cùng, bạn phải nhờ mẹ đưa đến chuyên gia tâm lý để cân bằng cảm xúc.
Dương là gen Z đang cảm thấy áp lực khi mình chưa thể trở thành người dẫn đầu, hoặc người đặc biệt nhất trong một tập thể.
Thời gian qua, mạng xã hội cũng xuất hiện nhiều câu chuyện như chàng trai 27 tuổi thu nhập 9 chữ số, nữ sinh 18 tuổi nhận học bổng 10 tỷ, 22 tuổi đặt chân đến 30 quốc gia. Và không ít gen Z cũng vô hình chung định nghĩa, người thành công phải khác biệt với số đông.
Đức Minh (16 tuổi) là một trong số đó. Từ trường THCS bình thường, Minh ôm theo kỳ vọng lớn vào lớp chuyên Sinh ở một trường THPT chuyên.
Bạn tự đặt ra nhiều nấc thang để thôi thúc bản thân phải leo. Ví dụ như tốt nghiệp loại giỏi, thi đỗ vào trường Y, chơi bóng rổ nổi trội hoặc giành ít nhất một học bổng.
Nhưng năm học trôi qua, Minh chỉ ở mức hoàn thành khá các môn học, không đạt danh hiệu xuất sắc như bạn mong đợi.
Cậu chia sẻ: “Mình áp lực bởi các bạn đều từ đội tuyển của nhiều trường, đã có kiến thức nền vững vàng, thậm chí nhiều bạn trong số đó còn đạt được danh hiệu học sinh giỏi cấp thành phố, cấp tỉnh. Mình đã rất sợ mọi người không xem trọng năng lực của mình đến mức muốn chuyển trường”.
Một buổi chiều tan học, Minh ngồi ở trường thật lâu để trò chuyện với cô giáo. Bạn nhận được một lời khuyên mà đã khiến bạn thay đổi tư duy.
Cô nói Minh không cần phải lo lắng học chưa tốt môn này hoặc yếu kỹ năng kia bởi đó là điều bình thường, cũng không nên lấy thước đo của người khác để tạo áp lực cho mình. Thành công phải do bản thân định nghĩa.
Và với Minh, bạn nghĩ trở thành học sinh bình thường là hạnh phúc. Bạn nhận ra mình đam mê Ngôn ngữ Anh, ấp ủ ước mơ vào Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM.
Còn Dương, cô bạn nói mình đang học làm “người bình thường” mỗi ngày. Bạn làm tốt nhiệm vụ nhất có thể, kết quả hay thành tích không còn quá quan trọng.
Bạn chia sẻ: “Mỗi buổi tối, mẹ hay vuốt tóc mình và nói con không cần trở thành ông này bà nọ mà đơn giản chỉ sống cuộc đời mà mình muốn. Mình tin rằng bản thân sẽ hạnh phúc một cách bình yên nhất”.
Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Đào Lưu - giảng viên Trường đại học Văn Lang, TP.HCM cho biết sở dĩ gen Z gặp áp lực như vậy là vì các bạn đang đặt bản thân lên “bàn cân” so sánh với người khác.
Các bạn dùng tiêu chuẩn, hệ giá trị của người xung quanh để quy kết bản thân đã thành công hay chưa. Nếu không đạt được những mong đợi, bạn dễ chán nản, mất động lực trong cuộc sống.
Có thể khẳng định, trở thành người bình thường chưa bao giờ là “bình thường” trong xã hội. Điều này có nghĩa là bạn cần nỗ lực, quyết tâm và có những định hướng vô cùng rõ ràng chính xác về chính mình.
Hơn ai hết, bạn hiểu bản thân mình thật rõ mới không chạy theo những giá trị xa rời thực tế. Bạn biết hài lòng với những mục tiêu của chính bạn, bạn biết hạnh phúc với những nỗ lực mỗi ngày. Và như thế, điều bình thường sẽ hóa thành rực rỡ.
Nói cách khác, những điều nhỏ bé bạn đang nỗ lực mỗi ngày sẽ tạo ra một phiên bản đặc biệt cho chính mình. Người bình thường hạnh phúc là biết tự hài lòng với những gì mình đạt được. Xác định rõ con đường mình sẽ đi và đích đến của cuộc đời mình.
Anh tốt nghiệp Trường đại học Luật, TP.HCM vào năm 2016. Tiếng Anh tốt, kiến thức kinh tế có, anh đã tự thành lập doanh nghiệp nhỏ. Nó đủ khiến anh có cuộc sống ấm no cho đến đợt suy thoái kinh tế đầu năm 2023.
Anh không thể gồng gánh những khoản chi phí hàng tháng nên buộc phải tạm ngưng, xin việc làm. 30 tuổi, anh vượt định kiến, anh rải CV hơn chục công ty. Trong thời gian đó, anh kiên trì bổ sung kiến thức và kỹ năng, chờ phỏng vấn.
Đôi khi, anh vẫn là “nạn nhân” của những video kiểu như “30 tuổi xin việc là thất bại, 30 tuổi chưa làm sếp thì nên xem lại bản thân”.
Nhưng bạn biết không, bạn là người duy nhất có quyền hoài nghi hoặc tin tưởng vào bản thân mình. Có người thành công ở tuổi 18, 30 nhưng cũng có người 50, 60. Quan trọng là bạn không bỏ cuộc.
Bảo Khang (quận 8, TP.HCM)
28 tuổi, tức chị đã có khoảng 6 năm kinh nghiệm trong ngành truyền thông - marketing. Nhưng đợt cắt giảm nhân sự toàn công ty, chị đã không được giữ. Chị lao vào hành trình kiếm việc và bị từ chối gần 5 lần.
Nơi không gọi chị phỏng vấn, nơi gửi email từ chối thẳng, nơi liên hệ nhưng lại im lặng. Chị có chán nản, có nghi ngờ năng lực bản thân, có mỏi mệt nhưng đã không bỏ cuộc.
Nhìn rộng ra, chị là một người bình thường trong bối cảnh kinh tế khó khăn, thị trường việc làm khắc nghiệt hơn bao giờ hết. Nhưng cuối cùng, chị đã trúng tuyển sau một năm ròng rã tìm việc. Công việc lương không thể... 9 chữ số nhưng môi trường khá tốt. Giờ đây, chị là dân công sở “bình thường” mà hạnh phúc.
Yến Thy (quận Phú Nhuận, TP.HCM)
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận